5 nguyên tắc để bài thuyết trình được lan tỏa


ADMIN - 06/06/2016 - 0 comments

Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao những bài thuyết trình tại TED lại được công chúng đón nhận một cách nhiệt tình, chia sẻ lại từ người này sang người khác tạo thành một “làn sóng” trên các trang mạng xã hội. Câu trả lời chính là việc áp dụng tư duy về khách hàng trong marketing trong các bài thuyết trình. Hãy cùng tìm hiểu cách vận dụng những nguyên tắc trong tư duy giúp bài thuyết trình lan tỏa hơn.  

1. Hãy cung cấp những kiến thức thực tiễn

Nguồn: Lifehack

Nguồn: Lifehack

Việc bạn có thể cung cấp cho người nghe những nội dung hữu ích là rất quan trọng. Người xem, người nghe sẽ có xu hướng coi trọng bài thuyết trình của bạn hơn. Nó cũng giúp nâng bạn lên trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.

2. Hãy kể những câu chuyện

Nguồn: Greenbookblog

Nguồn: Greenbookblog

Trong nhiều bài phân tích trước của SLIDE FACTORY, chúng tôi đã nhắc đến yếu tố “storytelling” rất nhiều lần. Qủa thực, kể chuyện là cách bạn dễ đi vào lòng người nhất. Chính sự dẫn dắt, quá trình kể chuyện sẽ làm khán giả cảm thấy thích thú hơn với bài thuyết trình của mình. Vì vậy hãy bắt đầu bằng những câu chuyện tạo cảm hứng, gần gũi có thể là câu chuyện cá nhân hoặc những người nổi tiếng.

3. Chú ý đến yếu tố khởi phát

Nguồn: inotherswordsdotcom

Nguồn: inotherswordsdotcom

Điểm khởi phát là một yếu tố trong tâm lý con người, khi mà một nội dung trong bài thuyết trình gắn liền với yếu tố thực tế nên yếu tố thực tế sẽ đóng vai trò kích thích sự lan tỏa của bài thuyết trình: ví dụ như việc ca khúc Friday của Rebecca Black cứ đến thứ 6 sẽ lại có thêm view. Yếu tố này có tính chất mấu chốt quyết định sự ấn tượng của khán giả, xem liệu khán giả có thích bài thuyết trình của bạn hay không. Do vậy hãy xem xét thật kĩ cách bạn bắt đầu bài thuyết trình, điểm mấu chốt mà bạn muốn khán giả ghi nhớ mình.

4. Chú ý đến cảm xúc

Cảm xúc, nguồn huffingtonpost

Cảm xúc, nguồn huffingtonpost

Cảm xúc có một tác dụng rất mạnh đến hành động của mỗi con người. Như chúng tôi đã phân tích từng yếu tố trong bài thuyết trình từ màu sắc, font chữ, hình ảnh hay âm thanh đều có ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc khán giả. Hãy cố gắng định hướng khán giả theo một cảm xúc nhất định, vui, buồn, để họ tự tạo ra một câu hỏi trong đầu và giúp họ trả lời câu hỏi đó.

“Đánh vào chỗ ngứa” cũng là một cách tác động đến cảm xúc hữu hiệu. Hãy vẽ ra cho khán giả những vấn đề mà họ đang phải đối mặt, nhấn mạnh vào sự thiếu sót đó, cuối cùng đưa ra cho họ một giải pháp tuyệt vời – có thể chính là sản phẩm của bạn.

Hãy thử một trong những bí quyết trên và chia sẻ lại với SLIDE FACTORY sự thành công của bạn nhé.

Nguồn: Emaze

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments