6 kỹ xảo thuyết trình ta học được từ Obama


ADMIN - 24/05/2016 - 1 comment

Trong suốt thời gian tại vị, cựu tổng thống Obama đã có rất nhiều bài phát biểu đi vào lòng người. Hãy cùng SLIDE FACTORY tìm hiểu về những kỹ xảo thuyết trình mà ông thường xuyên áp dụng nhé.

1. Hiểu rõ khán giả của mình là ai

Ngày 24/5/2017, Obama có buổi phát biểu trước các trí thức trẻ tại Hà Nội. Không gói gọn trong 2.000 người tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Obama hướng đến tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam. Con người có tâm lí muốn được nhận diện, nên việc trực tiếp nhắc đến đối tượng khán giả là chìa khóa gây chú ý cho bài thuyết trình.

Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho chúng tôi sự chào đón nồng nhiệt trong chuyến thăm này. Xin cảm ơn các bạn có mặt ở đây ngày hôm nay, những người Việt Nam đến từ khắp đất nước, trong đó có những người trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng của người dân Việt Nam.

Trong chuyến thăm này, sự thân thiện của các bạn đã chạm tới trái tim của chúng tôi. Nhiều người vẫy tay chào tôi bên đường, làm tôi cảm thấy được tình hữu nghị giữa các dân tộc.

 

2. Phát biểu mà như kể chuyện

Obama đã tinh tế lồng ghép các điển cố và câu nói quen thuộc với người Việt Nam vào trong bài phát biểu, gián tiếp gợi nhắc đến nền văn hiến lâu đời của người Việt. Những vần thơ Nam Quốc Sơn Hà, truyện Kiều và câu nói của Văn Cao được khéo léo sử dụng trong bài, khiến khán giả liên tục cảm thấy hứng thú.

 

– Sau nhiều thế kỷ, vận mệnh của Việt Nam đã bị nhiều nước can thiệp, nhưng cây tre cũng như tinh thần bất khuất của người Việt Nam như Lý Thường Kiệt đã ghi lại: Sông núi nước Nam vua Nam ở/Rành rành đã định tại sách trời.

– Như người Việt và người Mỹ đều có thể thuộc bài hát của Văn Cao “Từ nay người biết quê người. Từ nay người biết thương người”…

– Sau này, khi người Mỹ Việt Nam học cùng nhau, cùng phối hợp sáng tạo với nhau, các bạn hãy nhớ khoảnh khắc tôi đứng ở đây trước các bạn, như Nguyễn Du đã nói: “Rằng trăm năm cũng từ đây. Của tin gọi một chút này làm ghi”.

 

3. Vẽ nên một bức tranh hào hùng trong tâm trí khán giả

Obama liên tục sử dụng các liên tưởng  và tính từ trực tiếp mang ý nghĩa đanh thép nhằm xây dựng một loạt hình ảnh sắc nét trong tâm trí người nghe.

 

– 200 năm trước, những người Mỹ tìm giống lúa gạo đã đến Việt Nam, phát hiện giống gạo trắng, ngon, năng suất rất cao. Tiếp đó, những con thuyền đã đến Việt Nam buôn bán. Trong thế chiến II, người Mỹ đã tới hỗ trợ cuộc kháng chiến của Việt Nam.

– Trên bức tường chiến tranh ở đất nước chúng tôi, người ta có thể chạm vào tên của 58.315 binh sĩ vĩnh viễn không trở về. Khi chúng ta bất đồng một điều gì đó, chúng ta vẫn phải nhớ đến những người đã ngã xuống vì đất nước, cả người Việt và người Mỹ. Chúng ta đã hàn gắn với nhau: tìm kiếm người mất tích, đưa họ về nước, gỡ bỏ những bãi mìn còn chưa nổ. Trẻ con không thể nào bị mất chân bởi những bãi mìn này.

 

4. Cá nhân hóa

Obama luôn cá nhân hóa nội dung bài phát biểu bằng việc nhắc đến bản thân mình và hai con gái. Đây cũng được cho là một trong những chìa khóa vàng để ông nhận được sự đồng cảm từ người nghe, đưa bản thân đến với vị trí tổng thống trong đợt tranh cử đầu tiên.

 

– Tôi không phải Tổng thống Mỹ đầu tiên đến Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng tôi là (tổng thống) đầu tiên – cũng như các bạn – trưởng thành sau cuộc chiến tranh Việt Nam.

– Nhiều người trẻ Việt Nam, cũng như hai con gái tôi, khi sinh ra chỉ biết đến tình hòa bình và bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ. Khi đến đây tôi ý thức về quá khứ, ý thức về một lịch sử khó khăn, nhưng chúng ta hướng về tương lai, sự thịnh vượng, an ninh và sự ổn định để chúng ta có thể thúc đẩy lẫn nhau.

 

5. Giá trị của im lặng

Khi phát biểu, Obama không nói quá nhanh mà luôn phân bổ những đoạn nghỉ giữa mỗi đoạn, đồng thời đưa mắt (tạo eye contact) với tất cả mọi người. Khoảng im lặng tưởng chừng như đang suy nghĩ này chính là khoảng lặng để mỗi câu chữ của Obama tạo nên ảnh hưởng, khiến câu từ của ông được hiểu toàn diện và in vào đầu khán giả.

6. “Sáng” và “tối”

Bài phát biểu của Obama luôn được lồng ghép những cảm xúc khác nhau, khi thì vui vẻ thoải mái, khi thì nghiêm túc, khi thì tràn đầy quyết tâm. Những trạng thái đối lập này liên tục cuốn hút người nghe, tạo nên hai mảng “sáng” – “tối” đối lập trong một chỉnh thể hài hòa.

 

– Hôm qua tôi đến thăm phố cổ Hà Nội và được ăn bún chả rất ngon, uống bia Hà Nội. Đường phố thật đông đúc, tôi chưa bao giờ thấy nhiều xe máy như vậy trong đời. Tôi chưa thử qua đường, nhưng sau này có dịp trở lại Việt Nam, các bạn sẽ chỉ cho tôi cách qua đường như thế nào.

– Chúng ta đã mất rất nhiều năm để nỗ lực hàn gắn quan hệ. Chúng tôi muốn nói một điều mà chúng tôi không thể tưởng tượng được trước đây: ngày hôm nay, hai nước đã trở thành bạn bè, đối tác của nhau. Tôi tin tưởng rằng những bài học trong chiến tranh sẽ là những bài học cho cả thế giới.

– Với tư cách là Tổng thống Mỹ, tôi ủng hộ mạnh mẽ TPP, bởi vì bản thân tôi sẽ giúp cho Việt Nam xuất khẩu nhiều sản phẩm hàng hóa đến Mỹ. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam không phải phụ thuộc thương mại với quốc gia nào duy nhất.

Các kĩ xảo thuyết trình đã giúp Obama thành công như thế nào?

Không phải tự nhiên là các chuyên gia đều cho rằng tổng thống Barack Obama là vị tổng thống xây dựng hình ảnh truyền thông tốt nhất trong lịch sử Mỹ. Bằng tài năng hùng biện thiên phú và phong thái của môt nhà lãnh đao thực thụ, ông đã xây dựng hình ảnh một vị tổng thống Mỹ thân thiện nhưng cũng không kém phần quyết đoán, mạnh mẽ.

Xem thêm bài thuyết tình của tổng thống Barack Obama tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội:


Cập nhật những kiến thức mới nhất về thuyết trình tại website hoặc fanpage của SLIDE FACTORY nhé!

 (Tham khảo: Speakaboutpresenting / Laodong)

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments