Bạn có đang mắc những lỗi kể chuyện trong khi thuyết trình này không?


ADMIN - 10/06/2016 - 0 comments

Hẳn là các bạn đều đã biết rằng kể chuyện sẽ giúp người nghe hứng thú hơn với bài thuyết trình của bạn – Nó là một trong 6 bước thành công cho thuyết trình ý tưởng cơ mà! Tuy nhiên, hãy lưu ý một chút nhé! Kể chuyện trong khi thuyết trình không giống như những câu chuyện viết giấy hay đánh máy – nó liên kết với nhau bằng các slide. Bởi vậy, hãy vô cùng cẩn trọng khi áp dụng kĩ thuật này, bởi bạn rất có thể đang mắc phải những lỗi sau đây: 

Story telling in Presetation

Kể lể dài dòng lê thê

Trong các kịch bản và truyện kể văn học, bạn có thể thường xuyên được đọc những dòng văn thuần chất tường thuật và mô tả, như là kể về một quá khứ dài dặc của nhân vật chính chẳng hạn. Nhưng điều này không phù hợp với ngôn ngữ trong thuyết trình – khi thời gian là giới hạn. Hãy chỉ tập trung vào hành động chính. Hành động thu hút sự chú ý nhiều hơn, rõ ràng hơn, và quan trọng là cũng chẳng khiến khán giả của bạn phiền lòng – họ rất có thể sẽ nghĩ ràng: “Chuyện này tôi biết mà, sao cậu phải kể ra chứ”.

Trong thuyết trình, đừng đặt quá nhiều văn bản trên mỗi slides. Sử dụng hình ảnh và ngôn ngữ nói để kể chuyện, cho khán giả thời gian để tự tưởng tượng nên bối cảnh câu chuyện trong tâm trí họ. Tại sao lại phải diễn giải là sống ở Napa tuyệt vời ra sao, trong khi bạn chỉ cần phải trình chiếu cho họ 10 tấm ảnh tuyệt đẹp của nơi đó là được?

Ai là điểm nhấn?

Khán giả bắt đầu có hứng thú với câu chuyện khi họ bắt đầu gắn được bản thân tới một nhân vật, một địa danh, một khái niệm trong bài thuyết trình. Họ cần một điểm tựa, để có thể ngồi đó, và dành sự chú ý từ đầu tới cuối.

Bởi vậy, trong bài thuyết trình của bạn, hãy đảm bảo rằng câu chuyện luôn có một nhân vật, hay sự vật nào đó đáng để khán giả quan tâm. Đó có thể là một người luôn yếu thế trong công ty, một giải pháp y tế giúp chặn đứng một đại dịch nào đó. Một câu chuyện mà không có ai là “ngôi sao” sẽ khiến khán giả hoang mang và họ sẽ chẳng thèm hứng thú nổi.

Không có Mâu thuẫn

Nếu không có mâu thuẫn thì câu chuyện đâu còn là câu chuyện? Một câu chuyện hay luôn có một anh hùng chặn đứng lại một điều tiêu cực nào đó: một kẻ xấu, thiên nhiên khắc nghiệt, hay thậm chí là chống lại chính mình. Hãy tưởng tượng đến cảnh một siêu anh hùng cứu thế giới khi chẳng còn mấy thời gian: quả bom hẹn giờ càng lui dần, khán giả lại càng bị cuốn vào câu chuyện của bạn.

Kể cả néu bạn đang pitching cho đề án startup của bạn, hãy nói rõ những vấn đề khó khăn, những nguy cơ mà thế giới phải đối mặt nếu như ý tưởng của bạn không thể thành hiện thực. Nếu như không có một nút thắt trong câu chuyện, khán giả của bạn sẽ không có động lực theo dõi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo để còn quyên góp cho bạn, tham gia vào danh sách mail của bạn… đâu. 

Không có Kêu gọi hành động

Thuyết trình khác với câu chuyện bình thường chính ở điểm này: Nó bắt buộc phải kêu gọi hành động. Chỉ trừ những cuốn sách kết thúc mở bằng “còn tiếp”, phần lớn các câu chuyện văn học đều không dẫn tới một việc làm cụ thể.

Nếu bạn muốn đạt được mục đích gì đó sau bài thuyết trình (mà chắc chắn là bạn có), bạn cần phải dùng nó để kết thúc bài thuyết trình. Dù đó có là muốn thông tin cho độc giả, muốn gây quỹ hay kêu gọi hỗ trợ, bạn cùng cần phải chỉ rõ điều đó. Hãy cho khán giả thấy rằng bạn cần sự giúp đỡ của họ, để thấy một “happy ending” nhất có thể để giải quyết mâu thuẫn bên trên.

Nguồn: Ethos3

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments