5 bí quyết giúp bạn thuyết trình chốt sales như “Steve Jobs”


ADMIN - 18/01/2017 - 0 comments

Steve Jobs là nguồn cảm hứng bất tận cho những ai muốn kết thúc bài thuyết trình một cách ấn tượng. Sau khi tổng kết ý, ông thường đột nhiên quay lại nói “Còn điều này nữa…” và đưa cả bài thuyết trình lên tầm cao mới.

Dưới đây là 5 cách khác nhau để kết thúc bài thuyết trình theo phong cách Steve Jobs.

1. Chọn một cái kết thú vị cho câu chuyện bạn kể trước đó

Các bạn có thể tạo nên một bài thuyết trình ấn tượng bằng việc khiến cho người mua ngạc nhiên thích thú ở phần cuối bằng một cái kết cho câu chuyện trước đó. Ví dụ, bạn bắt đầu bài thuyết trình bằng một sự thật thú vị về một khách sạn địa phương, đã ứng dụng công nghệ đặt phòng điện tử để tăng số lượng đặt phòng lên 20%.

Sau khi chia sẻ câu chuyện đó của khách hàng, bạn chuyển sang nội dung khác. Nhưng đến phần kết thúc bài thuyết trình, bạn nói thêm “Bạn có biết công ty Lighthouse không? Số lượng đặt phòng tăng trưởng giúp họ có thêm lợi nhuận và họ vừa mở thêm một cơ sở nữa ở Fairbanks, và bây giờ, cả hai khách sạn đều nằm trong hệ thống của chúng tôi”

Để bài thuyết trình kết thúc như một điểm nhấn, nếu bạn muốn sử dụng phương pháp này, hãy chọn một câu chuyện phù hợp với người nghe và quan trọng hơn, đợi đến phút cuối rồi mới nói câu chốt.

2. Nói về một con số ấn tượng nào đó

Một sự thật ấn tượng gắn với con số sẽ khiến khán giả nhớ mãi trong đầu. Ví dụ bạn có thể nói: “Thêm một điều nữa, các ông có biết, trung bình nhân viên lãng phí 31 tiếng đồng hồ mỗi tháng cho những cuộc họp vô bổ”.

Hãy đảm bảo con số này có liên quan đến sản phẩm của bạn, nếu không cách làm này sẽ không đạt hiệu quả. Ví dụ trên chỉ phù hợp khi bạn bán phần mềm quản lý các cuộc họp chứ không phải phần mềm quản lý tương tác khách hàng.

3. Tặng họ một cái gì đó miễn phí

Nhà tâm lý học Dan Ariely đã chứng minh, con người thường hứng thú một cách vô lý về những đồ được tặng miễn phí. Khi ban đầu bạn khiến người mua nghĩ rằng họ không nhận được gì sau buổi thuyết trình, nhưng đến phút cuối lại tặng họ một cái gì đó miễn phí, thì sự hứng thú sẽ tăng lên gấp bội.

Ví dụ: Một chút nữa thì tôi quên mất. Dường như công cụ quản lý event sẽ thật sự giúp nhân viên của các ông giao tiếp với người tham dự. Và tôi chắc chắn là các ông đang rất hào hứng để thử nghiệm sản phẩm này nhất là khi các ông đang sắp tổ chức thêm một buổi hội thảo. Tin tốt là quản lý của tôi vừa thông báo, các ông có thể sử dụng công cụ của chúng tôi miễn phí trong 1 tháng.

4. Hỏi họ một câu hỏi

Trong suốt buổi thuyết trình, bạn nên đặt câu hỏi cho đối tác. Tuy nhiên, hãy dành một câu hỏi kích thích tư duy hoặc ấn tượng nhất khiến người nghe phải suy nghĩ đến cho dù bài thuyết trình đã kết thúc.

Một số ví dụ:

  • Hãy tưởng tượng công ty bạn sẽ phát triển được như thế nào trong 6 tháng tới?
  • Hãy tưởng tượng bạn vừa được đề bạt thăng chức. Bạn đã cố gắng như thế nào để có được điều đó?
  • Nếu bạn không vượt qua được thử thách, điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công ty của bạn?
  • Như bạn nói trước đó, khủng hoảng X đã tiêu tốn của bạn Y. Bạn có thể chi trả được một mình không?

5. Tìm sự đồng cảm

Nếu đối tác thích và tin tưởng bạn, họ sẽ muốn nghe bạn nói và có thể sẽ mua hàng cho bạn. Tuy nhiên, khiến họ thích bạn – nói dễ nhưng làm khó. Nếu bạn đang tìm cách để tăng sự tin tưởng của đối tác, hãy xem xét đến việc giải thích về ý nghĩa sứ mệnh công ty ở cuối bài thuyết trình.

Ví dụ: “Tôi cuối cùng quyết định làm việc cho Pepper vì tôi đã từng làm trong ngành xây dựng như các ông. Nhưng vì không có phần mềm quản lý tài liệu, tiến trình công việc nên chúng tôi cứ mãi chậm Deadline và quá ngân sách. Công ty của tôi cuối cùng phá sản trong 2 năm. Nên tôi hiểu được phần nào khó khăn mà các ông đang gặp phải”

Hoặc bạn cũng có thể giải thích vì sao, sếp của bạn quyết định thành lập công ty. “Từ những gì tôi được biết, công ty ông đã nhận được hàng nghìn đơn xin việc, nhưng chỉ số ít đạt tiêu chuẩn. Đó chính là lý do vì sao Giám đốc của chúng tôi lại quyết định thành lập công ty HireSmart. Ông ấy đã từng điều hành một Agency Marketing, nhưng không thể tìm được nhân viên phù hợp.”

Với 5 bí quyết trên, bạn chắc chắn có thể tạo ấn tượng với khán giả bằng bí quyết kết thúc bài thuyết trình ấn tượng như Steve Jobs.

Nguồn: Blog Hubspot | Dịch bởi: SLIDE FACTORY

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments