PowerPoint không có lỗi, lỗi ở người dùng nó sai cách


ADMIN - 15/09/2016 - 0 comments

Tưởng tượng bạn nhìn thấy một cậu học trò nọ đang có vặn ốc vít bằng một cái búa. Tôi nghĩ chúng ta đều đồng tình rằng giằng lấy cái búa từ tay cậu sinh viên và quăng nó đi đúng là một sai lầm. Ngồi đó giảng giải cho cậu ấy biết tác dụng thực sự của cái búa thì sẽ mang tính xây dựng hơn.

Vặn ốc vít bằng búa, ám chỉ cách dùng sai PowerPoint

Ấy thế mà chúng ta đang mắc một sai lầm tương tự với việc quăng cái búa đi: Chúng ta lên án việc sử dụng PowerPoint trong trường học.

PowerPoint có lỗi?

Gần đây, xuất hiện cả những tranh cãi cho rằng các trường Đại học nên cấm sử dụng PowerPoint vì nó chỉ khiến sinh viên trở nên trì độn còn giảng viên thì trở nên nhàm chán.

Một phần của bài viết gốc được trích lại từ trang Business Insider với tiêu đề: "Universities should ban PowerPoint - it makes students more stupid and professors boring"

Một phần của bài viết gốc được trích lại từ trang Business Insider với tiêu đề: “Universities should ban PowerPoint – it makes students more stupid and professors boring”

Nhưng thực tế là, chúng ta đang đổ lỗi cho công cụ trong khi sai lầm nằm ở người sử dụng.

PowerPoint là một công cụ được thiết lập nhằm một mục đích rất rõ ràng: cung cấp công cụ trực quan để bổ trợ cho thuyết trình. Tuy nhiên đâu đó trong quá trình sử dụng, người ta lãng quên mục đích này và công cụ đã bị tận dụng để phục vụ cho những mục đích khác xa với những ý định ban đầu của nó.

Bởi vậy, thay vì ủng hộ cho việc xóa bỏ PowerPoint, chúng ta nên cùng nhìn nhận việc nó có thể được tận dụng đúng cách như thế nào:

Những sai lầm khi sử dụng PowerPoint

Sử dụng slides làm ghi chú cho người thuyết trình

Rất nhiều người sử dụng PowerPoint để thay thế cho ghi chú khi nói – mỗi slide được nhét toàn chữ để người thuyết trình có thể đọc lên cho khán giả nghe. Tình trạng này chắc hẳn đặc biệt quen thuộc tại các trường Đại học. Với khối lượng nội dung cần truyền tải lớn, rất dễ dàng để các giảng viên rơi vào cái “bẫy” này, và sinh viên luôn là người phải “hứng chịu” những slides nghẹt chữ, nghẹt luôn cả kiến thức. PowerPoint khi này chỉ còn gần như là một hình thức thu gọn giáo trình, được trình chiếu lên màn hình thay vì viết bảng như trước. 

giảm dung lượng chữ trên slide 01

Kiểu slide “đặc trưng” tại các trường Đại học hiện nay

Việc sử dụng slide như một công cụ hỗ trợ cho người nói thay vì cho người học không chỉ vừa nhàm chán vừa thừa thãi, mà còn làm người học phân tâm và mất hứng thú lắng nghe.

Đưa vào quá nhiều chữ

Một thí nghiệm nhanh: Hãy thử vừa nghe một chương trình truyền hình hay radio vừa đọc bài viết này. Đừng ngạc nhiên nếu bạn không thể tập trung vào cả hai thứ cùng một lúc – sự thật là việc đọc đòi hỏi cùng một vùng não với việc nghe một người khác nói.

Điều này có nghĩa là nếu như một slides PowerPoint chứa quá nhiều chữ thì khán giả buộc phải chọn hoặc là đọc slides, hoặc là nghe người thuyết trình. Họ không thể làm hai thứ đồng thời. Kể cả nếu chữ trên slides giống với những gì người thuyết tình đang nói thì khả năng hiểu và ghi nhớ cũng sẽ giảm đi nếu thực hiện cùng lúc hai hành động trên.

Đột nhiên đưa ra hàng loạt bảng biểu dày đặc dữ liệu

Bảng biểu trình bày một cách cô đọng những dữ liệu mà nếu không có chúng thì sẽ tốn hàng nhiều trang để trình bày và giải thích. Bởi lẽ đó nên bảng biểu đòi hỏi sự tập trung cao độ để hiểu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu như một bảng biểu phức tạp nào đó đột ngột xuất hiện trên slide, thì khán giả sẽ buộc phải lựa chọn đọc hiểu biểu đồ hoặc là lắng nghe lời của người thuyết trình: họ không thể làm cả hai thứ.

Tất cả những vấn đề trên đều đã được khoa học chứng minh, dựa trên những nghiên cứu về cách con người ghi nhớ, ấn tượng và bị thuyết phục như thế nào.

Nên sử dụng PowerPoint như thế nào?

Bổ sung các hình ảnh liên quan

Không phải ngẫu nhiên mà PowerPoint được phát triển như một công cụ để trình bày hình ảnh. Các nghiên cứu về tâm lý và giáo dục từ lâu đã khẳng định rằng đưa các hình ảnh liên quan vào một buổi nói chuyện có thể giúp tăng độ hứng thú và kích thích quá trình học tập của khán giả.

Các bạn có thể tham khảo hướng dẫn của SLIDE FACTORY về việc đưa hình ảnh vào bài thuyết trình qua bài viết sau

Lần lượt hé lộ các bảng biểu

Với PowerPoint thì việc chia nhỏ bảng/biểu ra thành từng phần, mỗi phần thể hiện một ý chỉ còn là chuyện nhỏ. Ví dụ, người thuyết trình có thể đưa ra phần trục tung của biểu đồ, sau đó bắt đầu chồng lên những thông tin bên trong, rồi dần dần dựng lên toàn bộ hình ảnh.

Bằng cách này, người nói có thể dẫn dắt khán giả đi qua từng yếu tố của hình ảnh. Đổi lại, khán giả đảm bảo sẽ tập trung theo dõi bài thuyết trình để xem biểu đồ sẽ được hoàn thiện như thế nào.

Hình dung tổng thể

Mỗi lần ta nhấp chuột để chuyển sang một slide mới, khán giả lại phải chú tâm vào riêng slide đó. Điều này cũng có nghĩa là họ có thể bị “lạc tông” và không còn chú ý đến người nói nữa khi đang phải tập trung vào những thông tin mới được đưa ra.

Nếu như mỗi slide được sắp xếp một cách nhất quán, hài hòa về mặt tổng thể (ví dụ: hình ảnh, tiêu đề, ghi chú được sắp xếp cùng một vị trí ở từng slide…), các khán giả sẽ dần quen với bố cục của bài thuyết trình và tập trung được cho việc hiểu nội dung.

Các bạn cũng có thể đọc thêm về cách thức đảm bảo sự nhất quán trong bố cục thuyết trình trong một bài viết khác của SLIDE FACTORY tại đây.

Tổng kết

Có nhiều lí do giải thích vì sao bài thuyết trình của Steve Jobs lại được ngưỡng mộ đến vậy. Bên cạnh sự nghiêm túc và sức thu hút từ chính ông, Jobs cùng với đồng sự của mình là những chuyên gia về việc sử dụng các công cụ trực quan nhằm nhấn mạnh thông tin. Slides được tối giản, không có nhiều chi tiết rườm rà và người đọc có thể dễ dàng theo dõi.

Slides là công cụ trực quan và nên được sử dụng để phục vụ mục đích này. Các công cụ khác như ghi chú, hỗ trợ học tập, các tài liệu bổ sung nên được phân tách riêng, cái gì thì dùng đúng với mục đích của cái đó.

Đừng cấm dùng búa – hãy dùng nó vào đúng việc nó được tạo ra để làm.

SLIDE FACTORY

Tham khảo The Conversation

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments