Ứng dụng khoa học trong thiết kế thuyết trình (P2)


ADMIN - 14/07/2016 - 0 comments

Trong bài viết phần 1, bạn biết được rằng để việc xây dựng câu chuyện, sử dụng hình ảnh hay tạo tình huống đối thoại đã được khoa học chứng minh có thể khiến bài thuyết trình có tính thuyết phục, ấn tượng và thu hút sự chú ý từ phía khán giả. Nhưng chúng ta ứng dụng kết luận đó như thế nào?

Ứng dụng khoa học trong thiết kế slide - phần 2

Đi tìm câu chuyện của bạn

Tin tốt lành là bất kỳ bài thuyết trình nào dù ý tưởng chung có khô khan đến mấy thì cũng có thể được kể dưới dạng câu chuyện, thông qua vài bước đơn giản dưới đẩy.

Bắt đầu với câu hỏi “ai”

Who-is-your-audience

Nếu như bạn muốn khán giả dành thời gian lắng nghe bạn nói, bạn cũng nên dành thời gian để tìm hiểu khán giả, đảm bảo rằng những gì bạn trình bày với họ sẽ có liên quan và giúp ích trực tiếp cho họ. Vậy, động lực của họ là gì? Vì sao họ đến với bài thuyết trình của bạn, và bạn muốn họ nắm được gì sau khi bài thuyết trình kết thúc? Bạn có thể có nhiều cách để tìm hiểu về khán giả, tùy theo quy mô của hoạt động thuyết trình: thông qua hỏi người quen, tìm hiểu profile trên Internet, xin thông tin từ người điều phối sự kiện,…

Xác định mục tiêu rõ ràng

Ngay khi bạn đã hiểu được mục tiêu của khán giả, đến lượt bạn hỏi ngược lại chính mình: mục tiêu của bạn là gì? Mỗi bài thuyết trình đều có một mục tiêu: thuyết phục sếp cung cấp ngân sách cho đề án của bạn, thuyết phục khách hàng mua hàng, chứng minh bạn có hiểu biết về một lĩnh vực vào đó,… Bất kể mục tiêu của bạn là gì, hãy ghi chú điều đó thật rõ ràng. Câu chuyện của bạn sẽ chính là cầu nối liên kết mục tiêu của bạn với mục tiêu của khán giả, đảm bảo hai bên cùng có lợi.

the-presentation-development-meeting-60-728

Bảng From-To Think-Do, một công cụ hữu hiệu để xác định mục tiêu bài thuyết trình

Ví dụ, nếu như bạn đang thuyết trình bán hàng, thì mục tiêu của bạn (đương nhiên) là bán được hàng, còn mục tiêu của người nghe là được giải quyết khỏi một vấn đề nào đó. Bởi vậy, câu chuyện của bạn sẽ xoay quanh hành trình của khách hàng: từ khi trải nghiệm những khó khăn cho tới khi giải quyết được khó khăn nhờ việc sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn

Tạo ra một cốt truyện đơn giản

Mỗi câu chuyện đều tuân theo một cấu trúc cơ bản: phần mở đầu, phần giữa và phần kết. Phần mở đầu chính là hoàn cảnh của khán giả trước khi họ bước vào căn phòng và lắng nghe bài thuyết trình này. Phần giữa là quá trình hai bên đến và thỏa thuận với nhau, và phần cuối chính là khi mục tiêu cả 2 bên đều được thỏa mãn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số cốt truyện khác từng được SLIDE FACTORY chia sẻ tại đây.

Thêm thắt tình tiết

Sau khi đã có cốt truyện chung, bạn sẽ bắt đầu thêm các tính tiết vào câu chuyện. Nhân vật chính của câu chuyện như thế nào? Họ làm nghề gì? Những khó khăn họ gặp phải là gì? Càng đi vào chi tiết, khơi dậy được càng nhiều giác quan, câu chuyện của bạn càng hấp dẫn.

Sử dụng hình ảnh để minh họa câu chuyện

Lập danh sách 2-3 thông điệp chính

Một lần nữa, hãy viết ra những mục tiêu chính trong bài thuyết trình. Tập trung vào 2 hoặc 3 điểm bạn muốn khán giả ghi nhớ. Ví dụ nếu bạn đang trình bày kết quả kinh doanh quý cho sếp, bạn muốn sếp có ấn tượng rằng nhóm của bạn đã rất nỗ lực để giúp công ty tăng trưởng dưới mức ngân sách đề ra. Trong trường hợp đó, hai thông điệp chính của bạn là tăng trưởngdưới mức ngân sách.

Tìm kiếm hình ảnh phù hợp với từ khóa

growth

Thông điệp chính có được từ bước trên sẽ chính là từ khóa phục vụ cho việc tìm kiếm hình ảnh. Bạn có thể dùng google hình ảnh để tìm kiếm, họ sẽ cho bạn một vài ý tưởng. Ví dụ như khi bạn tìm kiếm từ khóa “tăng trưởng”, bạn có thể gặp hình ảnh người đàn ông đang leo cầu thang, hay hạt mầm đang nảy thành cây, hay các biểu đồ hướng lên trên. Từ khóa “dưới mức ngân sách” lại xuất hiện những hình ảnh như lợn tiết kiệm, hộp đựng tiền xu hay một số biểu đồ khác. Những hình ảnh như thế này có thể giúp bạn truyền tải thông điệp tốt hơn.

Lựa chọn hình ảnh phù hợp

Bây giờ là lúc đưa ra quyết định. Cả 2 từ khóa đều có những hình ảnh liên quan đến biểu đồ, nhưng hình ảnh biểu đồ thì không bắt mắt cho lắm, nhất là khi để minh hoạt cho một câu chuyện.

Trong khi đó, hình ảnh ẩn dụ về hạt mầm đang nảy vừa thú vị hơn, vừa phù hợp để sử dụng xuyên suốt câu chuyện. Bạn có thể mô tả các giai đoạn phát triển của hạt mầm để thể hiện các bước khác nhau trong dự án; còn bạn có thể thể hiện ý “dưới mức ngân sách” bằng cách nhấn mạnh mức giá cho việc chăm sóc hạt mầm.

Biến thuyết trình thành đối thoại

dv12210592

Có nhiều cách để tạo sự đối thoại và tương tác với khán giả. Chìa khóa cho việc thuyết trình theo hình thức đối thoại là xây dựng một nội dung thuyết trình linh hoạt và để khán giả là người kiểm soát.

Ví dụ, nếu như bài thuyết trình có 3 phần chính – câu chuyện thành công của khách hàng, tổng quan sản phẩm và kế hoạch giá, bạn có thể nắm chắc mỗi phần mình sẽ nói những gì, nhưng sẽ không bám chặt lấy thứ tự thuyết trình. Thay vào đó, bạn để khán giả quyết định xem họ thích nghe gì, để tập trung vào phần đó, nhảy cóc những nội dung kém hứng thú. Việc này giống như bạn tạo ra một lộ trình cho bài thuyết trình của mình, nhưng khán giả mới là người quyết định bạn đi như thế nào trên lộ trình đó.

Không ai thuyết trình mà không muốn được lắng nghe, quan tâm và được hướng ứng bằng hành động. Việc tận dụng những hiểu biết về cơ chế hoạt động của não bộ để tối ưu thuyết trình theo ba bí quyết: hình ảnh, câu chuyện, và đối thoại có thể đảm bảo sự thành công đó. Thực tế, những doanh nghiệp áp dụng thủ thuật này đã tăng doanh thu bán hàng thêm 49,7%.

Một lần nữa, SLIDE FACTORY chúc bạn có những bài thuyết trình hiệu quả và thành công.

Nguồn: Prezi

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments