Minh họa dữ liệu – Dùng bảng và biểu đồ nào thì phù hợp?


ADMIN - 05/07/2016 - 0 comments

Dữ liệu hầu như xuất hiện ở bất kỳ một bài thuyết trình nào – và đây thực sự là một thách thức đối với những người làm slide bởi dữ liệu thường nhiều và rắc rối; trong khi có vô vàn cách thức minh họa khác nhau. Trước khi đưa ra sự lựa chọn, hãy tự trả lời xem: “Bạn muốn chứng minh điều gì thông qua những số liệu này”. Dựa trên câu trả lời đó, bạn có thể quyết định bằng cách tham khảo những loại hình bảng và biểu đồ dưới đây. 

Minh họa dữ liệu: Bảng hay biểu đồ?

1. Bảng (Table)

Thường thì sử dụng bảng vẫn được coi là lựa chọn cuối cùng mỗi khi nói tới việc thiết kế thông tin. Bởi lẽ vốn các dữ liệu đã được sắp xếp dưới dạng bảng, và việc chúng ta thường làm là tìm một biểu đồ phù hợp để diễn họa những dữ liệu trong bảng đó. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi dữ liệu đặt trong bảng không thể hiện được xu hướng chung hay những đặc tính nổi trội; nhưng cũng không vì thế mà chúng ta bỏ qua việc sử dụng bảng.

Thực chất, bảng rất phù hợp trong việc so sánh những yếu tố trong các loại hình khác nhau cùng một lúc. Bạn có thể nhìn vào slide dưới đây: nhìn vào bảng này bạn có thể thấy so sánh ngay được mức độ quan trọng của các yếu tố trong nhiều loại hình ứng dụng ở các chủ đề: giữa các hạng mục, bạn quan sát được sự giống và khác nhau. Đây chính là điểm mạnh nhất của bảng.

biểu đồ 01

(Nguồn: SlideRabbit)

2. Biểu đồ đường

Tuy rằng biểu đồ đường là một loại biểu đồ đơn giản, dễ sử dụng và phổ biến, chúng thường hay bị lạm dụng – đôi khi có quá nhiều yếu tố được đặt lên biểu đồ cùng một lúc, khiến cho việc phân tách chúng và phát hiện điểm nhấn là khá khó khăn. Lời khuyên cho các bạn khi sử dụng biểu đồ đường là càng đơn giản càng tốt – hãy chỉ sử dụng biểu đồ đường để thể hiện một xu hướng chung nhất mà thôi.

biểu đồ 02

(Nguồn: SlideRabbit)

3. Biểu đồ cột

Biểu đồ cột là một lựa chọn lý tưởng khi thông tin có phần phức tạp hơn nhưng vẫn cần được đặt lên đồng thời để có thể dễ dàng so sánh qua các mốc thời gian hoặc giữa các hạng mục với nhau. Trong ví dụ dưới đây, mỗi cột lại thể hiện giá trị cổ phần, trong khi đó những phần màu chồng lên nhau trong từng cột lại cho biết chi tiết giá trị cổ phần đó đến từ đâu; nhờ vậy người đọc dễ dàng so sánh được các tỷ trọng trong giá trị cổ phần. Tuy rằng nhìn vào dữ liệu này ta thấy chúng cũng thể hiện một xu hướng biến đổi qua thời gian, nhưng chắc chắn biểu đồ đường nếu được sử dụng ở đây sẽ khiến thông tin rối rắm vô cùng.

biểu đồ 03

(Nguồn: SlideRabbit)

4. Biểu đồ tròn

Biểu đồ tròn dễ sử dụng, có điểm nhấn, bởi vậy rất thường được ưa chuộng – tuy nhiên bạn cũng hãy nhận thức được rằng chúng chỉ nên được sử dụng trong một số trường hợp nhất định. Biểu đồ tròn nên tránh sử dụng trong các trường hợp bạn phải thể hiện các số liệu cụ thể, nhất là khi sự chênh lệch giữa các số liệu không quá lớn; hoặc khi mà có tới hơn 5 yếu tố có trong biểu đồ.

Tuy nhiên, cũng phải khẳng định biểu đồ tròn có thể diễn tả xuất sắc những thông tin về tỷ trọng, thị phần, các số liệu %. Màu sắc phong phú trong một biểu đồ tròn cho phép ta phân biệt được những hạng mục khác nhau tạo nên một tổng thể chung: ví dụ như trong hình minh họa dưới đây là về số lượng các bằng sáng chế (đã được cấp hoặc chờ được cấp) tại Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới.

biểu đồ 04

(Nguồn: SlideRabbit),

Ngoài ra, còn rất nhiều cách thức minh họa dữ liệu khác như: sử dụng biểu đồ phân tán, biểu đồ hằng nhiệt, biểu đồ cây,…

Minh họa dữ liệu (Data Visualization) và thiết kế thông tin (Information Design) là ngành khoa học phức tạp, yêu cầu sự thấu hiểu sâu sắc đối với thông tin, khả năng sáng tạo và tư duy bằng hình ảnh. Lựa chọn được đúng loại hình minh họa phù hợp, bạn giúp cho khán giả có cái nhìn trực quan hơn về nội dung bài thuyết trình, giúp thuyết phục khán giả một cách mạnh mẽ. Hãy luôn chú ý đến việc liệu hình thức minh họa này có giúp chứng minh được ý tưởng bạn muốn truyền đạt hay không, chúng có dễ hiểu không, các chú thích đã được sắp xếp hợp lý hay chưa. Hãy nhớ rằng, mọi thứ ở trên slide của bạn đều phải đảm bảo, chúng ở đó vì một lí do. 

Nguồn: SlideRabbit

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments