3 yếu tố graphics không thể thiếu trong thiết kế thuyết trình


Nguyễn Thế Thành - 21/01/2019 - 0 comments

SLIDE FACTORY – Graphics là một yếu tố cơ bản mà bất kỳ bài thuyết trình nào cũng cần có. Vậy bạn hiểu về “Graphics” như thế nào?

Graphics là khái niệm dùng để chỉ tất cả những thiết kế trực quan bao gồm hình ảnh (Image), biểu tượng (Icon) và biểu đồ (Chart/Diagram). Những thuật ngữ này khá quen thuộc với những người dùng khi thiết kế một bài thuyết trình. Tuy vậy, không phải ai cũng biết cách  sử dụng những yếu tố này hiệu quả để tăng tính hấp dẫn cho bài thuyết trình.

SLIDE FACTORY sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần thiết về việc sử dụng Hình ảnh, Biểu tượng, Đồ thị và clip art trong thiết kế thuyết trình.

Image – khơi nguồn cảm hứng

Image hay hình ảnh là yếu tố được sử dụng nhiều nhất trong các bài thuyết trình. Image thường được sử dụng dưới hai dạng khác nhau là “photograph” và “picture”. “Photograph” chỉ những hình ảnh được chụp bằng máy ảnh, còn “picture” chỉ những bức vẽ, hoặc ảnh dựng bằng máy tính.

1-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

Những bức ảnh (photograph) bạn chụp có thể sử dụng làm “graphics” trong thiết kế đấy! (Nguồn: Pexel)

2-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

Chắc chắn “graphics” không thể thiếu “picture” rồi (Nguồn: Pexel)

Image (hình ảnh) được sử dụng để làm gì?

Không chỉ đơn thuần truyền tải thông tin như câu chữ, hình ảnh có khả năng khơi gợi cảm xúc của khán giả. Khi nhìn vào hình ảnh trong bài thuyết trình, tâm trí của người xem ngay lập tức hình thành một mối liên hệ với những trải nghiệm trước đó hay những hiểu biết có sẵn của chính bản thân họ.

 Ví dụ: khi bạn muốn mô tả về “Tuyết nơi xứ lạnh”, thay vì sử dụng nhiều chữ, bạn có thể dùng những hình ảnh như sau:

3-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

Để mô tả khu rừng mùa đông đẹp như thế nào… (Nguồn: Pexel)

4-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

…hay tình yêu mùa đông thật lãng mạn làm sao (Nguồn: Pexel)

Icon – Đơn giản mà ấn tượng

Icon là những biểu tượng dùng để ký hiệu hóa một vật, một hành động hay một ý tưởng nào đó. Bạn có thể bắt gặp icon ở rất nhiều nơi: trên màn hình máy tính (shortcut icon), màn hình điện thoại, facebook (icon hình chữ F hay emoticon – biểu tượng cảm xúc)

5-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

Icon trên màn hình máy tính (Nguồn: SLIDE FACTORY)

Icon (biểu tượng) có khả năng tái hiện các khái niệm dưới những hình dạng cơ bản nhất. Khi bạn nhìn thấy một icon, não bạn sẽ ngay lập tức hình dung về khái niệm mà icon đó đang tái hiện. Nói một cách đơn giản, chỉ cần nhìn vào một icon, bạn hiểu ngay icon (biểu tượng) đó có ý nghĩa gì.

Ví dụ: Nhìn vào icon này…

7-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

… bạn nghĩ ngay đến những cuộc gọi … (Nguồn: Freepik)

8-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

… và những cột sóng wifi không thể nhầm lẫn được (Nguồn: Freepik)

Icon (biểu tượng) thường được sử dụng trong những trường hợp nào?

Đó là khi bạn muốn người xem tập trung sự chú ý vào một vật thể nào đó, tránh sự phân tâm bởi những yếu tố khác.

Hãy làm phép so sánh đơn giản như sau: Khi bạn muốn truyền tải tới người xem khái niệm “Smartphone”:

 

 

9-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

Với hình ảnh này, thay vì nghĩ tới “smartphone”, người xem có thể nghĩ đến hành vi “sáng tác nhạc”, bởi tâm trí họ bị ảnh hưởng bởi hình ảnh “tai nghe, chiếc bút và quyển sổ” (Nguồn: Flaticon)

 

10-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

Nhưng nhìn vào icon (biểu tượng) này, chắc chắn họ hiểu ngay khái niệm bạn đang nhắc đến là “Smartphone”. (Nguồn: Flaticon)

Không chỉ vậy, icon (biểu tượng) còn được sử dụng khi bạn muốn truyền tải nhiều khái niệm cùng một lúc. Ví dụ, bạn thuyết trình về đề tài “Công việc văn phòng” và ở phần mở đầu, bạn cần giới thiệu về cấu trúc của bài thuyết trình trên một trang slide: Công việc văn phòng gồm những gì? Thay vì chỉ đơn thuần dùng chữ, bạn có thể sử dụng bộ icon về những công việc văn phòng như hình dưới đây:

11-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

Một bộ icon về các khái niệm trong văn phòng trên Flaticon

Chắc chắn, người đọc sẽ hình dùng tốt hơn về cấu trúc bài thuyết trình cũng như ấn tượng hơn với đề tài của bạn.

Charts/ Diagrams – những con số không nhàm chán thế đâu!

 Chart/ Diagrams là biểu đồ và sơ đồ. Chúng ta thường bắt gặp Chart và Diagrams trong sách địa lý hay những bài phân tích, thống kê. Chính Chart/ Diagrams (biểu đồ/ sơ đồ) đã biến những dữ liệu thô trở nên dễ hiểu.

Điều này hoàn toàn cần thiết khi bạn phải thuyết trình về những con số và những bảng dữ liệu. Bạn có thể lập bảng và lấp đầy với những con số. Bạn nói về những tỉ lệ phần trăm, tỉ trọng, và tốn hàng chục dòng chữ để nói về mối quan hệ giữa chúng. Nhưng trong mộ thời gian ngắn, người xem không thể hiểu hết được ý nghĩa của các bảng số liệu. Và điều đó cũng đồng nghĩa với việc, họ không hiểu được bạn muốn đưa đến một kết luận gì.

 Tuy nhiên, nếu bạn dựng một đồ thị, những con số và dữ liệu trở nên có ý nghĩa. Chart/ Diagrams (biểu đồ/ sơ đồ) giúp người đọc hiểu các dữ liệu một cách nhanh chóng. Khi bạn muốn làm phép so sánh, thể hiện mối liên hệ hay tái hiện một xu hướng, người xem sẽ hiểu ngay những điều bạn nói khi nhìn vào Chart/ Diagrams (biểu đồ/ sơ đồ).

12-graphics-slide-factory-thiet-ke-thuyet-trinh

Biểu đồ tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP từ năm 2004 đến 2012 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hình ảnh (Image), biểu tượng (Icon) và biểu đồ (Chart/Diagram) là những dạng graphics cơ bản trong thiết kế thuyết trình. Sử dụng kết hợp những yếu tố trên một cách hiệu quả, bài thuyết trình của bạn sẽ trở nên sống động, hấp dẫn và thuyết phục hơn rất nhiều.

Kết hợp các yếu tố graphics với chữ

Trong thực tế, các dạng graphics (ảnh, icon, symbol, hình khối, đường, chart/table) được sử dụng linh hoạt trong các sản phẩm thiết kế hiện hành (thuyết trình, profile, sale kit, CV, bài giảng…). Bạn có thể thấy bất cứ sản phẩm nào đều ít nhiều chứa những yếu tố graphics này bên trong, ở những tỉ lệ khác nhau.

Với mỗi đặc tính của từng yếu tố graphics kể trên, người thiết kế/ thuyết trình sẽ cần lựa chọn phù hợp với nội dung đang có của mình. Có 2 cách để kết hợp các yếu tố graphics với chữ, từ đơn giản đến phức tạp như sau:

1. Đơn giản: Kết hợp đơn thuần chữ/thông tin với MỘT yếu tố graphic

Cách kết hợp này sẽ giúp khán giả liên tưởng nhanh nhất đến ý tưởng của người nói thông qua hình ảnh họ nhìn thấy, sau đó hướng về người thuyết trình để nghe sự giải thích rõ ràng hơn. Mình khuyên rằng nên dùng cách đơn giản này khi bạn thuyết trình hơn là cách hoạt động truyền tải khác như qua tài liệu in ấn hoặc gửi email, vì trong quá trình thuyết trình, người nghe có rất ít thời gian để nhìn hình ảnh đang trình chiếu.

Kết hợp một graphics với textNguồn: Bạn Amber Đỗ, học viên lớp S46 của SLIDE FACTORY

2. Phức tạp: Kết hợp chữ/thông tin với NHIỀU yếu tố graphics cùng một lúc

Cách kết hợp này sẽ giúp khán giả hiểu rõ hơn và cụ thể hơn các ý tưởng đang được trình bày. Ví dụ, nếu chỉ sử dụng ảnh đơn thuần, khán giả sẽ hiểu ý tưởng của trang này nói về cái gì, nhưng khi dùng thêm icon vào các thông tin nhỏ hơn như ý chính, nội dung, khán giả có thể mường tượng rõ hơn các nội dung chi tiết cần quan tâm. Cách kết hợp này phù hợp với việc in ấn, gửi email, khi mà khán giả có nhiều thời gian hơn để theo dõi các thông tin. Lưu ý việc kết hợp này sẽ dẫn đến việc bản thiết kế sẽ trông phức tạp hơn và dễ xảy ra việc rối mắt khi nhìn.

Kết hợp nhiều graphics với textNguồn: Bạn Amber Đỗ, học viên lớp S46 của SLIDE FACTORY

Bạn có thể xem thêm các bài viết khác của SLIDE FACTORY để tham khảo cách thiết kế hiệu quả nhé!

Tác giả: Nguyễn Thế Thành

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments