Ứng dụng khoa học trong thiết kế thuyết trình (P1)


ADMIN - 11/07/2018 - 0 comments

Một bài thuyết trình thường bao gồm 3 mục tiêu chính: truyền tải thông điệp tới khán giả, khiến độc giả ghi nhớ và hành động theo thông điệp. Muốn làm được điều này, việc hiểu được bộ não của khán giả hoạt động ra sao, và ứng dụng chúng trong các thủ thuật cho thuyết trình. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu làm thế nào để khiến bài thuyết trình đáng nhớ hơn, thuyết phục hơn và lôi kéo được sự tham gia của khán giả tốt hơn – toàn bộ dựa trên các cơ sở khoa học.

Cơ sở khoa học cho thuyết trình thuyết phục

Rất thường xuyên chúng ta gặp những trường hợp: với cùng một đề xuất, nhưng do hai người khác nhau trình bày, có người thể hiện tính thuyết phục nổi trội hơn hẳn so với người còn lại. Như vậy ta biết được rằng vấn đề không chỉ ở ý tưởng. Ta có những biện pháp để khiến người khác dễ dàng đồng tình với những quan điểm từ ta hơn.

Các công cụ trực quan giúp tăng tính thuyết phục

Não chúng ta xử lý hình ảnh nhanh hơn chữ. Cũng bởi vậy nên quá trình ra quyết định của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ việc quan sát hình ảnh. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Management Information Systems Research tại đại học Minnesota cùng 3M Corporation, chỉ riêng việc bổ sung thêm công cụ trực quan cũng có thể thuyết phục người nghe tốt hơn so với một bài thuyết trình không có hình ảnh. Cụ thể thì số người phản hồi lại (thông qua các hành động như đăng ký, bỏ thêm thời gian, tiền bạc) sau khi lắng nghe bài thuyết trình có hình ảnh cao hơn 43% so với một bài thuyết trình chỉ có chữ.

hình ảnh 15

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng công cụ trực quan có thể ảnh hưởng tới ấn tượng của người nghe đối với người thuyết trình. Khán giả theo dõi bài thuyết trình có hình ảnh thường có xu hướng đánh giá người thuyết trình là chuyên nghiệp hơn, đi đúng trọng tâm hơn, thuyết phục hơn và thú vị hơn.

Bởi vậy, nếu trong những bài thuyết trình tới bạn muốn “ghi điểm” trong mắt khán giả thì đừng quên bổ sung hình ảnh trong khi thuyết trình nhé.

Câu chuyện có tính thuyết phục cao hơn so với trình bày số liệu

Sắp xếp thành một câu chuyện hợp lý, nguồn: http://www.khoslaventures.com/

Chúng ta đều biết rằng, những câu chuyện kể gần như là ngôn ngữ cơ sở của con người – chúng ta dùng những câu chuyện kể để giáo dục trẻ con từ những ngày chúng còn bé. Và trên thực tế, chuyện kể không chỉ là dành riêng cho trẻ con – chúng mang tính thuyết phục cao đối với cả người lớn.

Một giáo sư marketing tại Wharton Business School đã tiến hành một thí nghiệm: trong đó khán giả được nghe hai bài thuyết trình nhằm mục đích kêu gọi gây quỹ cho tổ chức Save the Children. Bài thuyết trình đầu tiên kể về câu chuyện của Rokia, 1 cô bé 7 tuổi từ Mali, đã đổi đời sau khi nhận được hỗ trợ từ tổ chức này. Bài thuyết trình thứ hai chỉ bao gồm các số liệu về hoàn cảnh khó khăn của trẻ em trên thế giới như “hơn 11 triệu người tại Ethiopia đang cần cứu trợ lương thực khẩn cấp”. Kết quả là bài thuyết trình đầu tiên thu nhận được số tiền đóng góp cao hơn rất nhiều so với bài thuyết trình thứ hai.

Sở dĩ có điều này là bởi trong rất nhiều trường hợp, chúng ta ra quyết định dựa trên cảm xúc hơn là dựa trên lý trí. Các khán giả dễ dàng đặt mình vào hoàn cảnh của Rokia nhiều hơn, và nhờ đó thấu hiểu nỗi khổ khi thiếu thốn hơn là qua những con số vô tri.

Như vậy, não bộ của bạn nhạy cảm đối với những câu chuyện hơn là với những con số. Hãy tận dụng yếu tố tâm lý này để tạo nên một bài thuyết trình thuyết phục.

Hoạt động đối thoại giúp thuyết phục khán giả tốt hơn

Untitled-4

Trong những nghiên cứu phân tích yếu tố thành công của các chuyên gia sales hàng đầu, kết quả chỉ ra rằng để có một buổi đàm phán thành công thì tạo được sự liên kết với khán giả là rất quan trọng. Cụ thể thì “hợp tác được với đối tác” là nhân tố quan trọng thứ hai nếu muốn đàm phán thành công. Sự hợp tác ở đây có nghĩa là, tạo cảm giác cả hai bên đều đang làm việc với nhau để hướng tới một mục tiêu chung, đó là thành công (tăng lợi nhuận). Bởi vậy, hãy tạo ra một môi trường đối thoại thoải mái – cho phép khán giả tham gia đóng góp về vấn đề cần bàn luận – điều đó sẽ giúp hoạt động bán hàng trở nên hiệu quả hơn.

Cơ sở khoa học cho thuyết trình ấn tượng

Dù bạn có một bài thuyết trình hoành tráng thế nào mà vẫn không thể khiến khán giả của bạn nhớ được thông điệp khi bài thuyết trình kết thúc thì bạn vẫn cứ thất bại. Để giúp bạn, các nhà tâm lý học và nghiên cứu não bộ đã tìm tòi cơ chế hoạt động của não và vùng ghi nhớ, nhằm quyết định điều gì là quan trọng cho một bài thuyết trình ấn tượng.

Bài thuyết trình càng được minh họa cụ thể thì càng dễ ghi nhớ

Untitled-3

Não bộ của chúng ta ghi nhớ hình ảnh tốt hơn là ngôn ngữ. Trong một thí nghiệm khi những người tham gia được yêu cầu phải ghi nhớ một danh sách vật dụng được thể hiện bằng hai cách: hình ảnh và chữ viết, sau đó phải liệt kê lại; họ ghi nhớ những vật dụng theo hình ảnh dễ dàng hơn hẳn. Bởi vậy, bạn hãy nhớ, thay vì sử dụng những bullet points nhàm chán, thì hãy tạo sự sống động cho bài thuyết trình bằng hình ảnh và icon bắt mắt nhé.

Sự tương quan không gian sẽ đi vào vùng trí nhớ dài hạn

 Bạn có cho rằng mình nhớ được chính xác thứ tự của 2 cỗ bài được xáo lên chỉ trong vòng chưa đến 5 phút? Đó chính xác là điều Joshua Foer đã làm, từ đó giành chiến thắng cuộc thi United States Memory Championship 2006. Nhưng Joshua Foer không phải là thiên tài gì cả – anh chỉ là một nhà báo bình thường với trí nhớ bình thường. Điều “khác thường” duy nhất của anh là anh tận dụng một thủ thuật nhằm ghi nhớ lượng lớn thông tin trong 1 thời gian ngắn – “phương pháp điểm” (loci method) hoặc “lâu đài ký ức”

42be11b56059d244f573bac445e722aa

Phương pháp điểm là việc chúng ta ghi nhớ sự vật trong sự tương quan giữa chúng trong không gian. Chúng ta đã ghi nhớ theo phương pháp này từ thời nguyên thủy, và não bộ ngày càng phát triển và hoàn thiện theo xu hướng ấy.

Phương pháp điểm vận hành như sau: Bạn chỉ cần hình dung một không gian nào đó đã thân thuộc với bạn – ví dụ như nhà bạn hoặc văn phòng làm việc; sau đó gán những vật bạn phải ghi nhớ (như những lá bài trong 2 cỗ bài) vào các vị trí đó. Khi bạn “đi lại” trong căn phòng tưởng tượng đó vài lần, bạn sẽ ghi nhớ được cái gì ở đâu.

Một nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường sau khi vận dụng phương pháp này có thể ghi nhớ được đến 90 con số – so với tối đa là 7 con số trước đó.

Bởi vậy, lý tưởng là khi bạn xây dựng được bài thuyết trình dẫn dắt người đọc qua một hành trình: ví dụ như từ chân núi tới đỉnh núi, từ phía bắc thành phố tới phía nam thành phố – song song với hành trình đó là các ý tưởng bạn muốn trình bày.

Trải nghiệm tương tác thì dễ ghi nhớ hơn là trải nghiệm thụ động

Một người sẽ học hiệu quả nếu được tận tay trải nghiệm sự vật hiện tượng hơn là chỉ được nghe về chúng.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi Internet Advertising Bureau cho kết quả rằng quảng cáo tương tác đáng nhớ gấp đôi so với quảng cáo đưa thông tin một chiều.

WEB_140515_SpecialReport_Image1

Các giáo viên thì luôn biết điều này, nhưng có vẻ như chúng ta chưa thực sự nhận thức đúng và biết cách áp dụng quy luật đó.

Bạn có thể tạo ra môi trường thảo luận giữa khán giả, hoặc sử dụng hình ảnh trực quan (thay vì nói “nhiều gấp đôi”, bạn minh họa bằng 2 nhóm người – nhóm thứ nhất đông gấp đôi nhóm thứ hai)

Cơ sở khoa học cho việc thu hút sự chú ý và tương tác

Với quá nhiều yếu tố có khả năng gây phân tán sự chú ý, làm thế nào bạn có thể bắt khán giả rời mắt khỏi smartphone hay tablet hoặc laptop của họ để tập trung lắng nghe bạn? Hãy xem khoa học nói gì về điều này.

Bullet points không tương thích với cách não bộ xử lý thông tin

Các nhà khoa học tại Nielsen đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu theo dõi ánh nhìn của con người để xem con người đọc và xử lý thông tin như thế nào. Và kết quả cho thấy chúng ta thường đọc theo dạng chữ F: tức là chỉ quan tâm nhất đến thông tin đầu tiên, và đọc lướt những thông tin sau đó.

1

Tức là nếu như chúng ta có một slide với dòng headline đầu tiên, và sau đó là một cột bullet points – một slide rất điển hình mà ở đâu cũng có thể bắt gặp – thì khả dĩ là toàn bộ phần thông tin trong các bullet points sẽ bị bỏ qua.

Đó là chưa kể vì con người không thể làm hai việc cùng một lúc, nên nếu như họ đã tập trung đọc slide của bạn, thì tức là họ sẽ không thể nghe những gì bạn nói.

Tệ hơn, nếu như não bị chỉ mấ 1/10 giây để xử lý hình ảnh, thì lại mất tới 60s để đọc hết một đoạn 200-250 chữ.

Bởi vậy, trong lần thuyết trình tiếp theo của bạn, đừng quên gạt bỏ bullet points và có những hình thức minh họa phù hợp hơn cho thông tin.

Câu chuyện sẽ kích thích tương tác từ não bộ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng não bộ phản ứng với các câu chuyện khác hẳn so với cách chúng phản ứng với thông tin trực tiếp. Những từ ngữ gợi giác quan, các phép ẩn dụ, những từ mang tính mô tả, sẽ kích động vùng não giác quan của chúng ta, giúp ta nhận thức thông tin tốt hơn.

Đó cũng là lí do mà những câu thành ngữ, tục ngữ sử dụng phép nói gợi hình như “trắng như trứng gà bóc” hay “ngọt như mía lùi” lại có thể được tồn tại lâu qua thời gian như vậy.

Tương tác hai chiều hiệu quả hơn tương tác một chiều

Bạn không biết làm thế nào để thu hút sự chú ý của khán giả? Hãy cho phép họ tham gia cùng bạn. 70% marketers nói rằng các nội dung tương tác giúp tăng sự chú ý của khán giả hơn.

Hãy nhớ rằng điều bạn cho là quan trọng không hẳn là điều khán giả của bạn cho là quan trọng. Còn nếu bạn muốn biết khán giả của bạn hứng thú với điều gì, thì đơn giản là hãy hỏi họ. Và tương tác với họ.

Thuyết trình là một ngành khoa học, và tất cả những lý thuyết đằng sau thuyết trình hiệu quả đều dựa trên bằng chứng khoa học. SLIDE FACTORY hân hạnh là đơn vị đưa những lý thuyết này gần nhất đến các bạn – những người đã và đang thuyết trình hàng ngày – để những ý tưởng có thể được truyền tải tốt nhất và xứng đáng nhất. 

>>> Xem thêm: Ứng dụng khoa học trong thiết kế thuyết trình (P2)

Nguồn: Prezi

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments