Dù cho bạn có tự tin, có thành thục thuyết trình đến đâu, sớm hay muộn bạn cũng sẽ phải đối mặt với một sự cố gián đoạn bất ngờ. Thêm vào đó, việc bạn ứng biến ra sao sẽ gây ấn tượng nhiều hơn tất cả những gì bạn nói trong buổi thuyết trình đó. May mắn thay, bạn hoàn toàn có thể vượt qua thử thách này một cách dễ dàng nếu biết được những bí kíp dưới đây:
Để xứ lý vấn đề này có 3 cách tiếp cận:
- Tưởng tượng những vấn đề có thể gây gián đoạn bài thuyết trình của bạn
- Nghiên cứu những người đi trước đã làm gì để giải quyết vấn đề
- Xây dựng một chiến lược hiệu quả để kiểm soát tình hình
Cùng bắt đầu nào!
Đầu tiên, chúng ta có thể phân loại gián đoạn ra làm 3 loại chính:
- Gián đoạn xảy ra do có người chủ định phá hoại.
- Gián đoạn liên quan đến các vấn đề kĩ thuật tại nơi bạn thuyết trình như máy chiếu, điều hòa, ánh sáng…
- Gián đoạn do những việc trời ơi đất hỡi như thiên tai, thời tiết, khủng bố….
3 tình huống này sẽ có 3 cách tiếp cận khác nhau nhưng đều có chung một chiến lược.
HÃY BÌNH TĨNH VÀ LÀM CHỦ TÌNH HUỐNG
Trong mọi trường hợp, chiến lược quan trọng nhất là kiểm soát cảm xúc của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không bị ai đó hoặc một sự cố kĩ thuật làm cho mất bình tĩnh. Chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hối hận về bất cứ biểu hiện không đúng mực nào vì đó sẽ là điều mà mọi người nhớ mãi.
ĐỐI PHÓ VỚI KẺ PHÁ HOẠI
Những kẻ phá hoại luôn liên tục đưa ra những câu hỏi hoặc khích bác điều mà dễ dàng đẩy cảm xúc của bạn vượt qua giới hạn. Trong những tình huống đó, bạn không thể mong chờ họ sẽ cư xử đúng mực hay cầu cứu ai đó, điều bạn duy nhất có thể làm là đối mặt với nó.
Trên thực tế sẽ có rất nhiều cách đối phó tùy thuộc vào môi trường và vị trí của bạn tuy nhiên những cách sau đây có thể là gợi ý tốt cho bạn:
1. Biến nó trở thành một phần của bài thuyết trình
Chiến lược này đòi hỏi bạn có một tài ứng biến đáng kể. Bạn cần biết cách đưa đẩy và kéo câu chuyện tưởng chừng như đầy “phá hoại” dẫn dắt cho nội dung bạn đang trình bày. Biện pháp này không dành cho những thuyết gia nghiêm túc khô cứng, bởi những sự đưa đẩy sẽ cần một chút khéo léo, hài hước nhất định. Quan trọng hơn hết, bạn phải biết được mình đang trong tình huống như thế nào.
2. Sử dụng sự hài hước vốn có
Đôi khi chỉ một cử chỉ hài hước có giá trị bằng ngàn câu nói. Hãy tập luyện những cử chỉ thường được sử dụng trong thuyết trình và cố gắng thể hiện nó thật ấn tượng. Trong khi kẻ phá hoại vẫn đang đắc chí thì bạn đã làm khán giả phá cười lên bởi sự bản lĩnh và hài hước của mình rồi.
3. Áp dụng triết học
Một trong những cách mà những chuyên gia “chống phá hoại” thường áp dụng là đưa ra những lời khuyên ngược lại thay vì chống phá hoại. Việc tỏ ra quan tâm, đồng tình hay cảm thông với chính người phá hoại sẽ làm họ cảm thấy bị cụt hứng và chính khán giả sẽ đổ dồn chú ý vào họ. “Bạn trông có vẻ buồn rầu, tôi hiểu rằng đó không phải là điều bạn muốn xảy ra tối nay. Hãy nói về vấn đề của bạn đi nào”
VẬY NHỮNG SỰ CỐ KĨ THUẬT THÌ SAO?
Bạn có thể tạo ra bài thuyết trình hay nhất thế giới, khán giả đang chờ đợi, mọi thứ đang quá hoàn hảo. Đột nhiên, đèn phụt tắt, mất điện, khán giả bắt đầu nhốn nháo và tất yếu bài thuyết trình của bạn sụp đổ. Vậy có thể làm gì trong tình huống “trời ơi đất hỡi như vậy”?
- Luôn bình tĩnh. Sự bình tĩnh của bạn thể hiện rằng dù điều gì xảy ra bạn vẫn đang kiểm soát tình hình
- Xử lý thông tin một cách nhanh chóng để hiểu tình hình rồi sau đó trấn an khán giả, cho họ biết rằng chuyện gì đang xảy ra và bạn đang kiểm soát ổn thỏa
- Tìm kiếm bất cứ một nguồn tài nguyên nào có thể phục vụ thay thế cho bài thuyết trình của bạn. Nếu căn phòng máy chiếu hỏng nhưng đèn điện vẫn sáng, bạn có thể tương tác trực tiếp với khán giả gần hơn.
- Không cần thiết phải mất thời gian xin lỗi khán giả nếu đó không phải là lỗi của bạn. Nhanh chóng đưa khán giả quay lại với bài thuyết trình của mình.
XÂY DỰNG MỘT CHIẾN LƯỢC CHO BẢN THÂN MÌNH!
Vậy cuối cùng thì bạn có thể thực sự làm gì? Hãy lựa chọn một cách phản ứng phù hợp với tính cách của bạn thân và hoàn cảnh thuyết trình. Những điều trên chỉ là những gợi ý nhỏ, quan trọng nhất là bạn phải tự tìm hiểu chính bản thân mình. Hãy ghi nhớ luôn chuẩn bị thật tốt và thật bình tĩnh kiểm soát trong mọi tình huống, chắc chắn bạn sẽ thành công!
Chúc bạn thành công trong bài thuyết trình của mình!
Tham khảo: visme.co