5 yếu tố cấu thành một tiêu đề hoàn hảo cho bài thuyết trình


ADMIN - 22/07/2016 - 0 comments

Theo nguyên tắc vàng 80/20 trong báo chí, một nhà báo phải dành đến 80% thời gian viết bài để đặt được một cái tít hấp dẫn; trong khi chỉ cần dành 20% cho toàn bộ những nội dung còn lại. Tuy rằng bạn sẽ thường hay được nghe về nghệ thuật đặt tít trong báo chí hoặc quảng cáo-tiếp thị, không có nghĩa là bạn không thể học tập được từ đó để áp dụng vào bài thuyết trình của bạn.

Tiêu đề hoàn hảo như phát đạn bắn trúng mục tiêu1. Tính liên quan

Bất kỳ người thuyết trình nào có ý đặt tên bài thuyết trình hướng về khán giả sẽ đều có thể nhận được sự tôn trọng cũng như chú ý của họ. Một tít  có tính liên quan thể hiện sự thấu hiểu của người thuyết trình đối với “chỗ ngứa” của khán giả mục tiêu. Thậm chí, nó còn có khả năng gợi mở giải pháp. Ví dụ, trong một bài báo gần đây của tạp chí Seventeen chuyên dành cho đối tượng các bạn gái thiếu niên, báo đã đặt tít bài là: “Taylor Swift đã ăn mừng ngày Quốc khánh Mỹ 4/7 như thế nào”. Tít bài này đánh trúng vào những đối tượng độc giả của Seventeen là fan của Taylor Swift.

2. Sự hồi hộp

Bất ngờ là một yếu tố quan trọng của mọi bài thuyết trình thành công. Bằng cách kích thích trí tò mò của khán giả, người thuyết trình có khả năng thu hút sự chú ý của khán giả ngay từ đầu. Một cái tít đủ “gợi mở” – ví dụ như đặt một câu hỏi, có thể lôi kéo người nghe tập trung vào nội dung của bạn

3. Sự kỳ vọng

Một bài báo gần đây được đăng tải trên Mashable có tít: “Apple Watch tham vọng trở thành thiết bị theo dõi thể dục cho những người ngôi xe lăn như thế nào”. Tít này kích thích sự kì vọng trong tâm trí những người muốn đọc bài báo. Đồng thời, tít bài cũng thể hiện rõ rệt những thông tin chính sẽ xuất hiện trong bài, và kêu gọi độc giả đi tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi. Đây là một ví dụ mẫu mực để những người thuyết trình có thể học tập – đổi tít từ dạng trần thuật sang dạng câu hỏi.

4. Tính khúc chiết

Theo một phân tích của Hubspot, một headline trên Twitter có từ 8-12 chữ thì sẽ có khả năng được chia sẻ cao hơn. Nhưng kết quả này không chỉ dừng lại áp dụng trong mạng xã hội. Có lẽ chẳng ai muốn bước vào một phòng hop với đặc nghẹt những kí tự trên màn hình chiếu như là” “Lượng Carbohydrates phù hợp với một thiếu niên trung bình”. Thay vào đó, bạn có thể làm nó thú vị hơn như: “Vì sao thiếu niên phát cuồng vì carbohydrates”. Tít này không chỉ ngắn hơn, dễ hiểu hơn, mà còn tạo ra sự kỳ vọng – có ý chỉ ra rằng nội dung bài thuyết trình sẽ góp phần trả lời câu hỏi đó.

5. Giọng điệu

Giọng điệu sẽ là yếu tố cuối cùng bạn sẽ dùng để cân nhắc giữa các phương án đặt tiêu đề cho bài thuyết trình. Để có thể lựa chọn giọng điệu phù hợp, hãy bắt đầu bằng cách theo dõi lại toàn bộ bài thuyết trình, tìm ra chủ đề chung, quyết định xem bạn muốn khán giả nghĩ như thế nào về nó trước và sau khi bạn thuyết trình.

Hiện tại, tiêu đề bài thuyết trình của bạn đáp ứng được bao nhiêu yếu tố bên trên? Hãy chia sẻ vấn đề hiện tại của bạn để nhận được tư vấn của các chuyên gia SLIDE FACTORY nhé. 

Nguồn: Ethos3

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments