Biết cách kết hợp font chữ hợp lý sẽ khiến cho bài thuyết trình trở nên hài hoà, đẹp mắt và làm hài lòng người nhìn. Dưới đây, Slide Factory sẽ “bật mí” cho bạn 7 cách kết hợp font chữ đơn giản, hiện đại từ công cụ Google Font.
7 cách kết hợp font chữ cho bài thuyết trình của bạn
Nếu bạn chưa biết, Google Font là một trong những thư viện lớn với rất nhiều phông chữ miễn phí. Nhưng việc lựa chọn, ghép cặp các phông chữ không hề dễ dàng chút nào và thậm chí là tốn rất nhiều thời gian của bạn.
Thông thường, các nguyên tắc tương phản, tương đồng về chiều cao sẽ là chìa khoá giúp bạn tạo ra các cặp font chữ phù hợp. Độ tương phản đơn giản sẽ giúp bạn đọc phân biệt rõ giữa tiêu đề, nội dung và phần cần nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nếu không có con mắt thẩm mỹ thì độ tương phản này lại gây ra tác dụng phụ cho việc ghép cặp các font chữ thích hợp.
Để giúp bạn đọc có những lựa chọn dễ dàng cho việc thiết kế bài thuyết trình, Slide Factory xin gợi ý một vài cặp kết hợp font chữ tuyệt vời dưới đây. Bạn có thể áp dụng với mọi bài thuyết trình, báo cáo ở các chủ đề khác nhau.
Nunito và Open Sans – cách kết hợp font chữ đơn giản, nhẹ nhàng
Cặp font chữ có nét tương đồng về thiết kế tuy nhiên lại không gây nhàm chán cho người nhìn. Phù hợp với các bài thuyết trình doanh nghiệp nhờ vào tính hiện đại, sang trọng và vô cùng đơn giản.
Lobster Two và Open Sans
Tiêu đề được làm nổi bật với Lobster Two và nội dung sử dụng Open Sans. Sự kết hợp này mang đến điểm cộng khi nhấn mạnh tốt cho tiêu đề và được bổ sung ý nghĩa nhẹ nhàng bởi phụ đề.
Tuy nhiên, như bạn thấy thì Lobster Two khá khó nhìn, không nên sử dụng cho các tiêu đề dài hơn 3 chữ.
Lato và Merriweather
Lato và Merriweather có sự tương phản “nhẹ” khi 1 phông chữ có gạch chân và một phông chữ không có gạch chân. Đây là sự tương phản hay được sử dụng ở nhiều cách kết hợp font chữ khác nhau. Lato thường được dùng cho tiêu đề và Merriweather hỗ trợ nội dung phụ đề bên dưới.
Hai font chữ này hay được sử dụng khi bạn cần giải thích dài cho một tiêu đề/chủ đề nào đó.
Merriweather và Raleway
Cách kết hợp font chữ có sự tương đồng về thiết kế, kiểu dáng con chữ và khác nhau ở gạch chân dưới chữ. Tạo cảm giác thân thiện, dễ đọc và làm nổi bật tốt cho tiêu đề của slide thuyết trình.
PT Sans và PT Serif
Hai phông chữ này thuộc cùng 1 “superfamily” nên rất dễ kết hợp với nhau.
Ubuntu và Lora
Cardo và Josefin Sans
Hướng dẫn cách tải font chữ có sẵn trên Google Font
Các font chữ có sẵn trên Google Font cần được tải về máy tính để có thể sử dụng. Để tải font chữ từ Google Font về, bạn hãy làm theo các bước dưới đây
Bước 1: Truy cập https://fonts.google.com
Bước 2: Tìm kiếm font bạn muốn tìm tại
Nếu đã có sẵn font chữ, bạn hãy gõ font chữ ở thanh “Search Font” (số 1 màu đỏ). Còn nếu bạn vẫn đang tìm kiếm font chữ phù hợp thì hãy gõ một đoạn văn bản tại “Type something” (số 2 màu đỏ)
Bước 3: Lựa chọn font chữ yêu thích và thả vào “giỏ đồ”
Click chuột vào font chữ bạn yêu thích, lựa chọn độ dày/mỏng của chữ và chọn “Select This Style” với font chữ phù hợp.
Nếu bạn đã lỡ chọn mà muốn huỷ download, hãy chọn “Remove This Style”
Bước 4: Tải về mọi font chữ đã lựa chọn
Bước 4.1: Nếu bạn không chọn được độ dày/mỏng thích hợp thì có thể tải tất cả tại “Download Family”
Bước 4.2: Tải tất cả font chữ đã chọn, ấn vào biểu tượng 4 hình vuông ở góc bên phải màn hình.
Tại đây, bạn ấn “Download All” để tải về tất cả font chữ đã lựa chọn. Chọn Save vào “Document” hoặc bất kỳ file nào bạn muốn.
Bước 5: Giải nén file Zip
Khi tải thành công, bạn sẽ giải nén bằng cách nhấn chuột trái vào file, chọn “Extract Here”. Chọn tất cả font chữ vừa giải nén, nhấn chuột phải, chọn “Install” để font chữ cài đặt thành công.
Bạn đã thành công tải font chữ từ Google Font về máy, sử dụng thích hợp trên các phần mềm trên máy tính.
Làm thế nào để biết cách kết hợp font chữ cho mọi trường hợp?
7 cách kết hợp font chữ trên là phù hợp cho mọi chủ đề thuyết trình của bạn. Từ doanh nghiệp, lớp học hay cả trong ấn phẩm thiết kế của riêng bạn. Ngoài ra, bạn có thể tự tạo các cách kết hợp font chữ khác nhau dựa vào các nguyên tắc dưới đây:
Nguyên tắc 1: Chọn các font chữ tương phản, tạo sự nổi bật cho tiêu đề, dễ đọc, thân thiện dành cho nội dung bên dưới
Lưu ý: Tương phản quá nhiều sẽ tạo ra “tác dụng phụ” không mong muốn.
Nguyên tắc 2: Lựa chọn dựa vào sự tương đồng về chiều cao, kiểu dáng
Sự kết hợp an toàn, hài hoà và không bao giờ lỗi mốt. Tại đây, bạn có thể lựa chọn dựa vào con mắt thẩm mỹ của riêng mình. Hoặc dễ dàng hơn là ghép cặp các font trong 1 “superfamily” – 1 kiểu font chữ.
=> Tham gia ngay khoá học thiết kế slide chuyên nghiệp tại Slide Factory với nhiều ưu đãi hấp dẫn.