ÁP DỤNG ART CRIMES VÀO THIẾT KẾ THUYẾT TRÌNH


ADMIN - 07/10/2018 - 0 comments

Art crimes, hay còn gọi là Grafiti, luôn có sức hút kỳ lạ khiến người ta chẳng thể dời mắt. Từ các hình khối, màu sắc đến sự sắp đặt và phân cấp thông tin của mỗi tác phẩm Grafiti đều là những bài học đắt giá để bạn có thể vận dụng vào slide của mình. Hãy cùng điểm qua xem môn nghệ thuật này sẽ mang đến những gì cho thiết kế thuyết trình nhé.

1. Thiết kế một bài thuyết trình biết nói

bài thuyết trình biết nói

Nguồn: Buzzhunt

 

Ở Mỹ, thay vì viết những bài luận thật dài về thực trạng rối ren trong xã hội như tờ New York Times, người nghệ sỹ đường phố sẽ vẽ nên những bức Grafiti đầy ám ảnh trên một bức tường, một cánh cửa, thậm chí là bốt điện thoại, những nơi mà bất cứ ai cũng dễ dàng chứng kiến khi đi qua. Rõ ràng những hình ảnh cô đọng và rõ ràng chính là thứ người xem cần để tiếp thu và ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả nhất, thay vì phải đọc cả đoạn văn dài toàn chữ.

2. Truyền tải thông điệp bằng Typography

bức tường Typography

Nguồn: Graffitimurals

 

Không cần phải gây sốc cho slide của bạn bằng cách sử dụng trọn bộ bảng màu cầu vồng cho các con chữ, hãy vận dụng Typo vào việc sắp xếp con chữ, sử dụng font và màu sắc hiệu quả. Đừng quên chọn cho mình một bộ màu mà tối đa là 3 màu xuyên suốt bài thuyết trình để nhấn mạnh tiêu đề, key words. Tham khảo kho màu của Adobe Color và bạn sẽ thấy điều kỳ diệu xảy ra. Hãy thương mắt người xem.

3. Thổi năng lượng vào slide thuyết trình

Điểm nhấn cho Slide tràn đầy năng lượng

Nguồn: Graffitimurals

 

Nếu muốn bắt lấy sự chú ý của khán giả từ những phút đầu tiên, hãy mang sự bùng nổ vào bài thuyết trình bằng cách sử dụng một số kỹ thuật trong thiết kế. Một con chữ bị cho nổ tung, vệt lửa kéo dài, lồng hình ảnh với chữ… tất cả đều tạo điểm nhấn cho slide của bạn. Tuy nhiên, hãy vận dụng chúng có giới hạn và khôn ngoan bởi nếu xem quá nhiều, người ta có thể quên mất nội dung chính mà bạn truyền đạt hoặc bị nhàm chán.

4. Mang sự chuyển động vào tác phẩm

Nguồn: Shoreditchstreetarttours

Motion, sự chuyển động là điều không thể thiếu khi muốn “điều khiển” ánh nhìn của khán giả. Những mũi tên chỉ hướng, sự sắp xếp theo thứ tự từ trái sang, quy luật ⅓… đều phụ thuộc vào sự thấu hiểu của người thiết kế slide đối với khán giả. Hiệu ứng khi chuyển từ slide này sang slide khác cũng nên được vận dụng khéo léo bởi bạn sẽ không muốn mất đi thời gian quý báu hay biến đứa con tinh thần của mình trở nên diêm dúa quá mức.

Tổng hợp: Slide Factory Việt Nam

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments