Bạn có từng đau đầu vì không biết nên đặt tiêu đề sao cho hấp dẫn người xem? Hay gặp phải tình trạng, mới đọc tiêu đề là khán giả đã tỏ ra “ngán ngẩm”. Đừng lo, hãy để những chuyên gia thuyết trình tư vấn cho bạn cách để vượt qua vấn đề này một cách vô cùng nhẹ nhàng! Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ cùng bạn bè nhé!
Làm sao để tao ra một tiêu đề hấp dẫn?
Trên thực tế nhiều người vẫn lầm tưởng tiêu đề bài thuyết trình với chủ đề. Một chủ đề thường mang ý nghĩa rộng hơn nội dung mà bài thuyết trình đang nghiên cứu. Trong khi đó tiêu đề hẹp hơn, cụ thể hơn và bạn có thể sử dụng chủ đề và làm hàng trăm tiêu đềcó liên quan.
Do vậy khi đặt tiêu đề hãy ghi nhớ tiêu đề luôn nhắm tới một vấn đề cụ thể. Hay chi tiết hơn, một tiêu đề của bạn sẽ cần thỏa mãn các yếu tố dưới đây:
- Tiêu đề cần ngắn gọn
- Cung cấp thông tin chính xác về nội dung bạn sẽ thuyết trình
- Sử dụng ngôn ngữ đúng với khán giả mục tiêu của bạn
Vậy có những dạng tiêu đề như thế nào?
Tựu chung lại sẽ có 4 dạng tiêu đề thường gặp, tùy từng mục đích khác nhau mà bạn sẽ lựa chọn các dạng sao cho phù hợp.
1.Câu hỏi
Tiêu đề là một câu hỏi giúp bạn thăm do khán giả về chủ đề trình bày. Khán giả sẽ có xu hướng suy nghĩ trước về vấn đề và từ đó sẽ hiệu quả hơn khi bạn kết hợp cùng với tương tác trước khi đi vào bài trình bày. Tiêu đề này thường sử dụng khi thuyết trình về một vấn đề gây tranh cãi. Một ví dụ cụ thể về các tiêu đề này: “Làm sao để có kiếm việc lương nghìn đô khi mới ra trường?”
2. Lời khẳng định
Tiêu đề này nhấn mạnh vào tính đơn giản, bao hàm tất cả những gì bạn sẽ trình bày trong bài thuyết trình của mình. Tiêu đề này sẽ giúp khán giả hiểu rõ được, họ sẽ nhận được gì khi tham gia buổi thuyết trình này. Tiêu đề thường dùng cho các vấn đề lý thuyết ít bàn luận. Một ví dụ cụ thể: “Học thuyết trình cho người mới bắt đầu”
3. Sự thay đổi
Với tiêu đề này, bạn muốn đề cập đến một kết quả xảy ra trong tương lai hay một sự thay đổi khi mà mọi điều đều không chắc chắn. Thường tiêu đề này sẽ dành cho các chủ đề mang tầm vĩ mô, bạn sẽ đem lại cho khán giả những lời giả định về tương lai. Một ví dụ: “Tầm nhìn cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam cho đến năm 2020”.
4. Sự gợi mở
Một nhà thuyết trình cũng có thể đưa ra một tiêu đề khó hiểu gây tò mò, hồi hộp cho khán giả của mình. Bạn sẽ cần tiêu đề này khi muốn đem lại một màu sắc mới lạ và gây ấn tượng mạnh. Tuy nhiên hãy cẩn thận và chuẩn bị nội dung bài thuyết trình của mình thật kĩ càng. Vì đôi khi tiêu đề này có thể gây phản tác dụng.
Vậy bạn chọn cho mình kiểu đăt tiêu đề nào? Hãy chia sẻ ý kiến của mình cùng SLIDE FACTORY nhé, đừng quên đăng kí S37 với nhiều điều mới mẻ hơn về thiết kế thuyết trình!
Tham khảo:Ethos3.com