Ứng dụng ngay nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thuyết trình.


Ly - 19/10/2021 - 0 comments

Nguyên tắc Gestalt ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm thị giác của người dùng trong thiết kế thuyết trình. Vậy, làm thế nào để ứng dụng điều này? Hãy cùng Slide Factory tìm hiểu chi tiết về học thuyết Gestalt trong bài viết dưới đây nhé.

Hiểu đúng về nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thuyết trình.

Học thuyết tâm lý Gestalt đã xuất hiện từ cách đây gần 100 năm, nhưng tới nay nó vẫn được ứng dụng phổ biến trong các sản phẩm thiết kế. “Gestalt” mang ý nghĩa là “thống nhất toàn bộ”. Học thuyết giải thích cách con người tổ chức các yếu tố thị giác để nhìn nhận vật thể xung quanh họ. 

Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thuyết trình

Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thuyết trình

Các nguyên tắc của nó khá đơn giản, tuy nhiên nếu áp dụng chính xác sẽ giúp người thiết kế truyền tải được đúng nội dung họ mong muốn. 

Nói theo khía cạnh tâm lý, Gestalt sẽ giúp ta tập trung vào vĩ mô hơn là vi mô. Tổng thể lớn hơn các tổng các thành phần nhỏ trong tổng thể.

Các mục dưới đây sẽ truyền tải ý nghĩa của từng nguyên tắc Gestalt. Slide Factory tin rằng, hiểu được đúng học thuyết này sẽ giúp bạn thành công trong mọi bài thuyết trình.

Tính tương đồng

Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thuyết trình

Tính tương đồng giúp cho các phần tử được gắn kết chặt chẽ với nhau hơn.

Con người sẽ tự nhận thức những vật trông gần giống nhau (thông qua hình dạng, màu sắc, kích thước, kết cấu hoặc giá trị) thành một nhóm. Ví dụ như các phần tử gần nhau sẽ được hiểu là cùng một nhóm – một phần. Hay nhóm người hàng dài ở ngay bên ngoài hàng ăn sẽ được hiểu là hàng chờ đợi đến lượt vào ăn. Tất cả đều là ảnh hưởng mà học thuyết Gestalt nói đến.

Nguyên tắc này khiến người xem liên tưởng các thiết kế được gắn kết chặt chẽ với nhau. Theo cách hiểu thiết kế thuyết trình, ta cần đặt các hình có cùng hình mẫu với các size tương đồng nhau. Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các phần thiết kế.

Tính liên tục

Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thuyết trìnhMắt người thường có xu hướng di chuyển theo một hướng nhất định. Như kiểu bạn theo dõi một đoạn ánh sáng nhấp nháy và tưởng chừng nó đang di chuyển? Hay về một đường cong trong thiết kế, mắt của người nhìn thường có hướng di chuyển theo đường cong đó. Đây là một tổ chức tri giác mà Gestalt đề xuất.

Trong thiết kế thuyết trình, điều này thường xảy ra thông qua việc tạo ra các đường cong, cho phép mắt di chuyển theo đường cong đó.

Tính khép kín

Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế thuyết trình

Tính khép kín thường dùng trong thiết kế logo, icon

Một phản ứng tự nhiên của não bộ con người, khi họ nhìn thấy một hình dạng bị khuyết thiếu, họ sẽ tự động điền vào chỗ bị khuyết đó để biến hình đó thành một hình dạng nguyên vẹn. Bạn có thể nhận ra điều này tại các icon, hình ảnh trong thiết kế. Họ thường sử dụng tính khép kín để tạo ra nhiều kiểu icon khác nhau.

Ví dụ như trong hình, một số đường viền phía trên bị thiếu và thiết kế có phần không đầy đủ, nhưng chúng ta vẫn nhận ra hình dạng một chú gấu trúc.

Tính xa gần

Cách sắp xếp các con vật cũng khiến bạn hiểu câu chuyện theo nhiều cách khác nhau

Khi đặt một số vật ở gần nhau, con người sẽ tự cho rằng các vật đó có liên quan đến nhau, cho dù đó là các vật riêng lẻ khác nhau. Trong hình, sau khi sắp xếp vị trí các con vật thì hai hình đã mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau phải không?

Và chắc chắn rằng, việc sắp xếp hình ảnh có ý nghĩa không nhỏ trong việc định hình thiết kế. 

Tính đóng khung

Nếu đóng khung một nhóm sự vật bất kì, não người sẽ tự động cho rằng những vật đó có liên quan đến nhau, có chung một ý nghĩa nào đó. Hoặc bạn đang muốn người nghe chú ý vào phần đóng khung của mình.

Ngoài học thuyết Gestalt thì có khá nhiều nguyên lý khác mà ứng dụng phù hợp trong thiết kế thuyết trình. Mỗi kiểu áp dụng sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Cũng như cách bạn muốn truyền tải thông tư hình ảnh. Hãy cùng Slide Factory tìm hiểu thêm nhiều điều về thiết kế thuyết trình TẠI ĐÂY nhé!

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments