“Làm thế nào để kể một câu chuyện hay?” – Đây là một câu hỏi khó với nhiều bạn, bởi quá trình biến những ý tưởng và nội dung thô thành những câu văn đầy hấp dẫn chưa bao giờ là một hành trình dễ dàng với những nhà diễn thuyết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem những nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới như Steve Jobs hay Simon Snek thường kể chuyện theo cách nào nhé!
1. CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG – MONOMYTH
Đây là cách kể chuyện kinh điển thường thấy trong những câu chuyện thần thoại. Bạn kể về một chặng đường/ quãng thời gian khó khăn mà bạn phải đối mặt với nhiều thử thách và cả những điều lạ lẫm mà bạn chưa từng trải qua. Sau trải nghiệm đó, bạn đã trưởng thành, hiểu biết và mạnh mẽ hơn như thế nào? Với những hiểu biết đó, bạn sẽ giúp cộng đồng xung quanh bạn như thế nào?
Mô hình kể chuyện này thường được áp dụng khi người diễn thuyết muốn kể lại một bài học quý giá mà họ đã nhận được sau nhiều trải nghiệm.
2. CHÚNG TA CÙNG LEO NÚI! – THE MOUNTAIN
Khi người diễn thuyết muốn tạo kịch tính cho câu chuyện, mô hình này là một sự lựa chọn lý tưởng thay cho “Câu chuyện về những người anh hùng”.
Bạn đưa ra bối cảnh, tại đó một chuỗi hành động và thử thách xảy ra với kịch tính tăng dần dẫn đến một đỉnh điểm/ núi thắt. Bạn đã giải quyết núi thắt đó thế nào và bạn rút ra được bài học quý giá gì từ trải nghiệm này?
3. VÒNG TRÒN ĐỒNG TÂM – NESTED LOOPS
Những câu chuyện nhỏ được lồng ghép vào nhau sẽ truyền tải một thông điệp chính như thế nào? Hãy tưởng tượng ra những vòng tròn đồng tâm! Câu chuyện bạn kể đầu tiên – cũng là câu chuyện quan trọng nhất – chính là tâm hình tròn, và những đường tròn bao quanh là những câu chuyện nhỏ “phụ họa” cho câu chuyện chính kia.
Khi bạn nghe một người bạn tâm sự về mẹ của họ – người đã dạy họ những điều quan trọng trong đời, đó chính là mô hình “Vòng tròn đồng tâm”. Tâm sự của người bạn kia sẽ là tâm đường tròn, và những bài học nhỏ mà mẹ đã dạy cho bạn ấy chính là những “đường tròn” phụ họa.
4. NHỮNG CÁNH HOA ĐÃ NỞ! – PETAL STRUCTURE
Bạn còn nhớ câu chuyện về 3 dấu chấm trong bài diễn thuyết của Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp của sinh viên Stanford, Mỹ? Đó chính là điển hình của việc áp dụng mô hình những cánh hoa. Bạn kể một vài câu chuyện có vẻ không liên quan đến nhau, và sau đó nối chúng lại để cùng hướng tới một thông điệp chung. Điều này sẽ tạo nên sự bất ngờ cho người nghe, giúp bạn gây ấn tượng mạnh về thông điệp mà bạn muốn hướng tới.
Mô hình này thường được áp dụng khi người diễn thuyết muốn thể hiện nhiều bối cảnh xung quanh một thông điệp chính.
5. KHOE – IN MEDIA RES
Bạn thường “khoe” về chiến thắng của mình với những người xung quanh như thế nào? Đó là đi thẳng vào kết quả – phần hấp dẫn nhất của câu chuyện. Bạn “khoe” kết quả trước rồi mới kể quá trình làm thế nào để đạt được kết quả như vậy.
Nếu bạn muốn thu hút sự chú ý của người nghe từ những câu đầu tiên, hãy “khoe” với họ những thành quả của bạn nhé!
Cập nhật những kiến thức mới nhất về thuyết trình tại blog và fanpage của SLIDE FACTORY nhé! Chúc bạn thành công trong bài diễn thuyết của mình!
Nguồn tham khảo: Sparkol.com
⇒ Có thể bạn quan tâm: Làm sao để thành thạo kỹ năng thuyết trình trong vòng 1 năm?