8 bước để ngay lập tức cải thiện bài thuyết trình của bạn


ADMIN - 03/11/2018 - 0 comments

Thuyết trình có khó không? Sẽ khó nếu như bạn không có một nhận thức nền tảng về tư duy nội dung cũng như tư duy thiết kế trong thuyết trình. Nhưng cũng có một cách “mì ăn liền” hơn có thể giúp bạn ngay lập tức cải thiện tính thẩm mỹ và khoa học trong bài thuyết trình của mình, mà hôm nay SLIDE FACTORY sẽ chia sẻ với các bạn. 

1. Không sử dụng bullet points (gạch đầu dòng)

10-cach-thuyet-trình-01

Bullet points có thể là “đầu đạn” hủy hoại bài thuyết trình của bạn đấy (Nguồn: SlideShare)

Đây có lẽ là sai lầm phổ biến nhất mà những người làm thuyết trình hay mắc phải. Liệu có gì có thể giúp tóm lược nội dung tốt hơn những bullet points cơ chứ? Nhưng thực ra không phải vậy. Các khán giả của bạn có thể đọc slides nhanh hơn tốc độ thuyết trình của bạn. Bởi vậy, khi sử dụng bullet points, khán giả sẽ có thể nhanh chóng nắm được những gì bạn sẽ trình bày, và không còn mục đích để theo dõi phần thuyết trình của bạn nữa.

Một cách thức thay thế cho bullet points hiệu quả là icons, bạn có thể tham khảo cách sử dụng icons tại đây.

2. Hãy khởi động bằng một tờ giấy

10-cach-thuyet-trình-02

Ngồi ngắm màn hình laptop không giúp bạn giải quyết vấn đề đâu! (Nguồn: Slideshare)

Một thói quen tai hại khác của những người làm thuyết trình là khi được giao làm slides, việc đầu tiên luôn là bật phần mềm PowerPoint, và sau đó sẽ mất một thời gian nhìn màn hình laptop để tự hỏi mình sẽ bắt đầu như thế nào? Đừng để phần mềm bó buộc bạn. Cách thức hữu hiệu ở đây là sử dụng các mẩu giấy nhớ (sticky notes), mỗi mẩu giấy là nội dung một slides. Bằng cách viết ý tưởng nội dung lên các mẩu giấy và sắp đặt chúng, bạn có thể có một hình dung hoàn thiện về bài thuyết trình của mình. Một tiện ích khác của cách làm này là bạn có thể linh hoạt thay đổi bản nháp theo ý muốn trước khi hoàn thiện trên slides.

3. Nguyên tắc 30pt

10-cach-thuyet-tinh-03

Khán giả của bạn không có nhãn lực siêu nhân – đừng thách thức họ (Nguồn: Slideshare)

Trong khóa học “Thiết kế Slide PowerPoint chuyên nghiệp”, SLIDE FACTORY luôn nhắc nhở các bạn học viên một  nguyên tắc là không sử dụng bất cứ dòng chữ nào có size dưới 30pt. Nếu không được tuân thủ, khán giả của bạn sẽ không thể quan sát được chữ trên slides.

4. Nếu hình ảnh minh họa không cần thiết, đừng sử dụng

10-cach-thuyet-trinh-04

Việc sử dụng những hình ảnh ngộ nghĩnh không khiến bài thuyết trình của bạn đáng yêu hơn chút nào đâu (Nguồn: Slideshare)

Theo như tác giả của cuốn truyện Hoàng tử bé nổi tiếng, “sự hoàn hảo không phải là khi không thể thêm được gì, mà là không thể rút bớt được điều gì đi nữa”. Bởi vậy, đừng cố gắng nhồi nhét hình dạng, hay clip art vào slides, mà thay vào đó hãy xem xét mình có thể giản lược những chi tiết gì để ý tưởng có thể được truyền tải rõ ràng nhất.

5. Hãy để ý về giới hạn thời gian

10-cach-thuyet-trinh-05

Việc được linh hoạt về số slides sử dụng trong một giới hạn thời gian có thể giúp nâng cao hiệu quả bài thuyết trình (Nguồn: Slideshare)

Khi bạn được yêu cầu thuyết trình trong tối đa một lượng slides nào đó, bản chất là bạn được yêu cầu thuyết trình trong một giới hạn thời gian nhất định. Bởi vậy, bạn có thể đàm phán, cho phép mình sử dụng nhiều slides hơn, nhưng vẫn đảm bảo về thời gian. Như vậy, bài thuyết trình có thể không bị gò ép về cách thể hiện nhưng vẫn hiệu quả.

6. Mỗi slide thuyết trình chỉ thể hiện một ý

8-cach-thuyet-trình-06

Đừng gây nhiễu cho khán giả bằng quá nhiều chi tiết rối rắm (Nguồn: Slideshare)

Slides phải là công cụ minh họa để bài thuyết trình của bạn thêm trực quan và mạch lạc. Bởi vậy, đừng cố nhồi nhét các ý tưởng trên một slide – thay vào đó hãy để slide sóng đôi cùng với câu chuyện bạn đang trình bày đến khán giả.

Một bí quyết cho bạn là hãy thử nhìn vào từng slide và nói xem bạn có thể tóm tắt được nội dung của nó trong một câu duy nhất hay không. Nếu không, có lẽ bạn nên dành thêm thời gian đang có quá nhiều ý – bạn nên cân nhắc tạo thêm slide để thể hiện chúng.

7. Đừng nhét logo vào mỗi slide

8-cach-thuyet-trình-06

Việc thuyết trình đến cả 20 phút mà vẫn cần chèn logo vào từng slide để nói bạn ở công ty nào không khác gì một sự thất bại (Nguồn: Slideshare)

Như đã nói, việc dần dần lược bỏ từng yếu tố để giữ lại thông điệp cốt lõi muốn truyền tải trên từng slide chính là bí kíp để thuyết trình hiệu quả. Và rõ ràng, logo không phải là một yếu tố cần thiết để lặp đi lặp lại. Chúng thậm chí còn có thể gây mất tập trung cho khán giả của bạn nữa.

8. Đừng nhồi nhét bảng biểu, hãy kể một câu chuyện

8-cach-thuyet-trình-08

Chuyện kể là ngôn ngữ của trí nhớ. Hãy cuốn hút khán giả bằng tình tiết trong bài thuyết trình của bạn (Nguồn: Slideshare)

Sự thực là chẳng khán giả nào có đủ thời gian nghiền ngẫm từng chi tiết trên bảng biểu của bạn khi thuyết trình – nếu bạn không muốn họ chỉ nhìn slide mà không nghe bạn nói. Bởi vậy, hạn chế tối đa việc đưa quá nhiều dữ liệu lên slide – và nếu có, hãy tìm cách thể hiện chúng thật rõ ràng và nhấn mạnh vào các yếu tố quan trọng nhất.

Và điều quan trọng nhất, hãy luôn nhớ rằng bạn đang thuyết trình một ý tưởng – không phải chứng minh một đề tài khoa học bằng tiểu luận nghiên cứu. Hãy cuốn hút khán giả bằng sự dễ hiểu của một câu chuyện. Slide cùng lời nói của bạn phải ăn khớp để tạo nên một câu chuyện rõ ràng nhất.

Trên đây là một vài thủ thuật mà bạn có thể áp dụng để ngay lập tức tăng tính hiệu quả của bài thuyết trình. Tại khóa học “Ứng dụng thiết kế cho thuyết trình ý tưởng”, SLIDE FACTORY sẽ chia sẻ với bạn cơ sở cho những thủ thuật này, hệ thống hóa chúng và đồng thời chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm khác. Chúng tôi kỳ vọng, bất kỳ ý tưởng nào cũng xứng đáng được truyền tải một cách hiệu quả. Chúc các bạn thành công!

Related posts

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments